Phần Lan là quốc gia Bắc Âu phát triển và là nước có đông đảo sinh viên Việt Nam theo học. Nền giáo dục Phần Lan được đánh giá tốt nhất thế giới, sinh viên tại đây được trang bị những kiến thức toàn diện, kỹ năng làm việc thực tế tuyệt vời để phát triển và thành công trong tương lai. Tuy nhiên với mức chi phí đắt đỏ tại châu Âu, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, trở ngại nào cũng có cách giải quyết và những lưu ý về tài chính khi du học Phần Lan 2017 mà VNPC cung cấp sau đây sẽ giúp ích cho bạn.

1. Những lưu ý chung về tài chính khi du học Phần Lan 2017
Trước đây, các trường tại Phần Lan đều không thu học phí bởi chính phủ nước này luôn hỗ trợ tiền học cho tất cả sinh viên. Nhưng đến 9/2017, các trường đại học tại Phần Lan bắt đầu thu học phí với mức thu thấp nhất là 1.500 Euro/năm, các trường sẽ đưa ra mức học phí cụ thể cho từng khóa học và sẽ được công bố chính thức sau. Việc thu học phí này không làm cho sức hút của quốc gia này ít đi, mà ngược lại chất lượng giáo dục sẽ ngày càng được nâng cao. Thêm vào đó những xuất học bổng giá trị tại các trường cũng là động lực khiến các học sinh nỗ lực phấn đấu hơn.

Những lưu ý về tài chính khi du học Phần Lan 2017

Chi phí sinh hoạt ở Phần Lan thuộc dạng cao bởi mức sống của người dân châu Âu rất khác biệt so với Việt Nam, nhưng nhìn chung cũng ngang bằng với các nước châu Âu khác. Chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng cho sinh viên du học tại Phần Lan vào khoảng 700 – 900 euro. Mức chi phí này có thể thay đổi tùy theo từng vùng, ví dụ nếu bạn quyết định học tại thủ đô Helsinki hay các thành phố lớn khác thì chi phí sẽ cao hơn.

2. Ưu đãi cho sinh viên tại Phần Lan
Nếu là sinh viên, bạn có thể được giảm giá tại các nhà hàng và nhà ăn sinh viên, trên các tuyến giao thông công cộng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí sinh hoạt. Bạn có thể chọn ở nhà thuê với các sinh viên khác sẽ mất ít tiền thuê nhà hơn. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin chi tiết về chi phí sinh hoạt tại địa phương tại các trung tâm tư vấn của trường mà bạn định theo học.

Nếu muốn trang trải chi phí, hãy chọn một công việc làm bán thời gian tại Phần Lan. Sinh viên chỉ được phép làm 20 giờ/tuần nhưng mức lương đủ để bạn trang trải tiền nhà và tiết kiệm cho mình chút ít rồi đấy. Tuy nhiên bạn phải trang bị cho mình một vốn tiếng Phần Lan hoặc Thụy Điển đủ để giao tiếp mới có khả năng nhận được việc nhé. Bởi vậy, hãy chuẩn bị cho mình một kế hoạch chi tiêu khi không có tiền làm thêm, hoặc nếu có cũng đừng nên quá phụ thuộc vào nó.

Thói quen chi tiêu cá nhân sẽ quyết định đến chi phí sinh hoạt của bạn, bởi không phải mọi thứ ở Phần Lan đều đắt. Bởi vậy bạn nên lên kế hoạch chi tiêu cụ thể cho mình, và đừng quên dành một khoản tiền cho những hoạt động lúc rảnh rỗi, những chuyến đi khám phá Phần Lan…

3. Mở tài khoản ngân hàng tại Phần Lan, bước khởi đầu để quản lý chi tiêu
Đây là một bước rất quan trọng nếu bạn muốn học tập, sinh sống ở Phần Lan và cũng là việc mà bạn nên làm đầu tiên khi bước chân đến đất nước này.
Bạn có thể nhờ văn phòng sinh viên tại trường hỗ trợ hoặc đến thẳng các ngân hàng để biết chi tiết về yêu cầu thủ tục. Khi đi mở tài khoản phải đem đầy đủ giấy tờ ngân hàng yêu cầu.

Cách dễ nhất là hãy chọn những ngân hàng gần nơi bạn học tập và sinh sống để thuận tiện cho việc làm thủ tục. Bạn cũng nên tập làm quen với cách sử dụng thẻ ATM Phần Lan, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, chuyển tiền quốc tế, điều kiện sử dụng tài khoản ngân hàng, thủ tục khi mất thẻ. Bạn có thế tham khảo các thông tin này tại các trang web của du học sinh ở Phần Lan. Các ngân hàng thường mở cửa thứ hai đến thứ 6, từ 9 giờ – 16 giờ 30.

Khi bạn sang Phần Lan, bạn sẽ có tài khoản trong 3 ngân hàng chính là Nordea, Sampo và Osos. Thông thường ngân hàng sẽ cấp cho bạn thẻ ATM để rút tiền. Bạn nên hỏi ngân hàng hay bạn bè về cách sử dụng thẻ. Mỗi loại thẻ sẽ có phí rút tiền khác nhau. Tốt nhất bạn nên xin cấp thẻ Visa Electron, một loại thẻ dùng để rút tiền ở ATM và dùng để thanh toán khi đi mua hàng (bằng hình thức quẹt thẻ). Loại thẻ này thường không tính phí nên rất tiện lợi cho bạn.

4. Chứng minh tài chính khi xin visa du học Phần Lan
Khi xin giấy phép cư trú sinh viên (visa du học), học sinh quốc tế (không thuộc các quốc gia trong khối EU) cần phải chứng minh một khoản thu nhập từ gia đình ít nhất 560 Euro mỗi tháng (6,720 Euro mỗi năm). Đây là mức tối thiểu theo yêu cầu của cơ quan di trú. Trên thực tế, bạn cần có số tiền trong khoảng 500 - 600 Euro mỗi tháng để đảm bảo cho các khoản phí phát sinh khác trong thời gian học tập

Chi phí và tài chính là những vấn đề quan trọng trong hành trình du học Phần Lan 2017. Vì vậy, những thông tin phía trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chuẩn bị tài chính du học. Để biết thêm thông tin chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ với VNPC nhé.

Cơ hội chỉ có ở VNPC. Nhanh tay đăng ký tư vấn du học miễn phí.

Đăng ký tư vấn du học

VNPC – Tổ chức tư vấn du học uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

VNPC là đại diện tuyển sinh của các trường hàng đầu của Mỹ, Anh Úc, Canada, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,Nhật Bản. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, giỏi chuyên môn đã tư vấn cho hàng nghìn học sinh, sinh viên Việt Nam thực hiện giấc mơ du học.

VNPC sẽ hỗ trợ du học sinh : tư vấn chọn trường phù hợp với khả năng & nguyện vọng của học sinh, tổ chức phỏng vấn học bổng, hướng dẫn hồ sơ visa hoàn chỉnh và hiệu quả, sắp xếp nhà ở, đón sân bay và các dịch vụ khác theo nhu cầu của du học sinh, hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập và sinh sống ở nước ngoài.

Multi Language – Trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao
Multi Language được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Văn phòng Tư vấn du học VNPC và các trường Đại Học của nước ngoài. Multi Language là 1 trong nhưng địa chỉ đào tạo ngoại ngữ uy tín tại Việt Nam.

Multi Language tự hào là Trung tâm luyện thi IELTS, TOEIC. có chương trình học chất lượng hiệu quả, linh hoạt , đội ngũ giáo viên nước ngoài tận tâm, giỏi chuyên môn đến từ các nước Mỹ, Anh, Úc, Canada.