Với những ai bắt đầu tìm hiểu về các thủ tục làm Visa cũng như các lộ trình du học, phụ huynh và học sinh rất dễ lạc vào “mê cung” giấy tờ và biểu mẫu, thủ tục. Với những thủ tục đòi hỏi sự chính xác và chuyên nghiệp cao như vậy, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến hồ sơ của bạn gặp khó khăn trong qáu trình xin Visa. Hôm nay, đội ngũ chuyên nghiệp tại VNPC sẽ liệt kê lại những thủ tục, giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị nếu muốn du học tại “ngôi sao đang lên” Cộng hòa Síp, châu Âu nhé!

1. Quy trình nộp Visa du học Síp
Mỗi sinh viên phải có visa do Cục Lưu trữ và Di dân Dân sự cấp. Visa sinh viên được cấp cho một cơ sở giáo dục cụ thể. Trong trường hợp sinh viên nước ngoài quyết định thay đổi một cơ sở giáo dục, người đó phải có giấy phép cư trú mới.

Hướng dẫn làm hồ sơ Visa du học Síp mới nhất

Điều kiện – cơ quan cấp Visa
Sinh viên quốc tế từ các nước không thuộc Châu Âu cần visa sinh viên để nhập cảnh vào Cyprus. Thị thực sinh viên chỉ được cấp cho sinh viên quốc tế toàn thời gian. Một sinh viên toàn thời gian là một trong những người có tối thiểu 12 tín chỉ trong một học kỳ.

Các bước xin thị thực

Xin thư mời từ trường theo các bước:

- Nộp phí ghi danh 200 Euro.

- Học sinh/ sinh viên nộp giấy tờ theo yêu cầu của trường

- Trường cấp thư xác nhận, học sinh/ sinh viên xin dấu xác nhận tính xác thực của Bộ Ngoại giao sau đó đi dịch thuật và gửi giấy tờ sang trường.

- Trường xác nhận đủ giấy tờ, học sinh/ sinh viên đóng học phí, lệ phí nộp đơn và tiền đặt cọc Visa.

- Toàn bộ giấy tờ sẽ gửi sang Đại Sứ Quán Cộng hòa Síp (Ấn Độ)

- Đại sứ quán Cộng hòa Síp sẽ xác nhận với trường tình trạng của Hs/Sv, sau đó trường làm thủ tục nhận visa cho Hs/Sv và scan về Vn cho sinh viên. (mất khoảng 4 đến 5 tuần)

- Học sinh/ sinh viên đóng toàn bộ học phí sau khi nhận được Visa scan và dùng bản scan để vào Cộng hòa Síp.

Xem thêm về chi phí du học Síp: https://vnpc.vn/chi-phi-du-hoc-sip-cyprus/

Hồ sơ xin thị thức nộp cho Đại Sứ Quán cần có:
Công dân của các quốc gia nơi có cơ quan Đại sứ quán / Cao ủy Síp/ Lãnh sự quán Cộng hoà Síp phải nộp các tài liệu sau cho Văn phòng Tuyển sinh của tổ chức giáo dục đã chọn để phê duyệt sơ bộ cho ứng cử viên được phỏng vấn tại Đại sứ quán / Cao ủy Síp/ Lãnh sự quán Cộng hòa Síp, ở nước sở tại:

- Đơn xin thị thực 
- Phí đăng ký 15-30  Bảng Síp (không hoàn lại).
- Bốn ảnh cỡ 4x6 
- Bản sao  học bạ có chứng thực của học sinh.
- Chứng chỉ trình độ tiếng Anh (nếu có ) .
- Bản sao hộ chiếu của học sinh. Hộ chiếu nên có hiệu lực trong ít nhất một (1) năm kể từ ngày học sinh đến.

Các thủ tục và hồ sơ cần mang theo khi đi phỏng vấn
Văn phòng tuyển sinh sẽ thông báo chi tiết về ngày phỏng vấn và các tài liệu cần thiết cho các ứng viên trong thời gian phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn xin visa tại Đại sứ quán / Cao Ủy / Lãnh sự quán Cộng hòa Síp, ứng viên phải mang theo:

- Học bạ gốc và bản sao được chứng thực bằng tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng Anh.

- Hộ chiếu của sinh viên( có hiệu lực trong ít nhất một (1) năm kể từ ngày đến Síp)

- Giấy chứng nhận của địa phương gần đây do cảnh sát nước sở tại hoặc nơi cư trú cấp. Chứng nhận phải là bản gốc và được cấp dưới sáu tháng trước khi bắt đầu học kỳ mà học sinh đang nộp đơn. Tên và chức vụ của người cấp và xác nhận tài liệu cần được ghi rõ trong đó. Nếu không phải bằng tiếng Anh, bản gốc chứng nhận cũng phải được mang theo.

- Tài liệu khác ( Theo yêu cầu của cơ sở giáo dục)

Thủ tục khi đến Síp

- Sinh viên phải báo cáo với cơ sở giáo dục vào ngày đầu tiên sau khi đến Síp để đăng ký và tiến hành các thủ tục cần thiết còn lại để cấp giấy phép tạm trú.

- Sinh viên quốc tế nên đăng ký tạm trú với Cục quản lí xuất nhập cảnh trong vòng bảy ngày kể từ ngày đến Síp.

- Sinh viên cũng có nghĩa vụ phải tiến hành kiểm tra y tế vào ngày đầu tiên sau khi đến, nộp giấy chứng nhận y tế có liên quan cho Cục quản lí xuất nhập cảnh trong vòng một tuần kể từ ngày đến.

Thông thường, sinh viên nước ngoài từ các nước không thuộc EU không được phép làm việc trong thời gian học tập tại Síp. Trường hợp ngoại lệ được quyết định bởi Chính phủ Cộng hòa Síp cho một số khóa học, mà giấy phép lao động có thể được cấp để cho phép thực hành đào tạo trong kỳ nghỉ hè.

Sinh viên nước ngoài có quyền mời bạn bè và người thân của mình từ quốc gia mình đến Síp, khi đó mỗi người khách của sinh viên phải có đủ chứng minh tài chính trong sổ tiết kiệm là 300 bảng Síp

2. Vì sao nên chọn Síp?
Nhiều bạn học sinh còn nghi ngại khi nhắc đến Síp vì bản thân quốc gia này không “hot” như các nước Anh, Úc, Mỹ ở khía cạnh du học và danh tiếng. Thế nhưng VNPC đảm bảo bạn sẽ có cái nhìn khác với những điểm mạnh tuyệt vời của quốc gia này:

Chương trình đào tạo chuẩn châu Âu
Cộng hoà Síp tự hào vì có một tiêu chuẩn giáo dục cao. Trên thực tế, nhiều trẻ em tại Síp có cơ hội được học tại nhiều trường quốc tế tại đây. Síp có số lượng sinh viên quốc tế khá cao, với sinh viên quốc tế đến từ hơn 25 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Nigeria, Nga, Trung Quốc,… du học sinh tại đây đảm bảo sẽ có một trải nghiệm đa văn hoá.

Không yêu cầu IELTS, thủ tục chứng minh tài chính không phức tạp
Không chỉ với học sinh Việt Nam mà ngay cả sinh viên quốc tế, IELTS vẫn luôn là mối bận tâm khi du học. Giờ đây, khi đăng ký Du học Châu Âu tại VNPC, bạn sẽ không phải lo lắng về điều kiện IELTS nữa. Thay vào đó, bạn sẽ tham gia khóa học tiếng tại trường cho đến khi đủ điều kiện nhập học vào khóa chính

Hiện tại du học Châu Âu đang rất mở cửa với chính sách không cần IELTS, thủ tục chứng minh tài chính đơn giản, không phải phỏng vấn Visa. Nhược điểm lớn nhất của chương trình này đối với du học sinh là thời gian nhập học ngắn, với kỳ nhập học 09/2019 và 01/2020 bạn phải hoàn thiện hồ sơ ngay từ bây giờ và xin thư mời nhập học luôn để tránh full chỗ những ngành dễ xin việc như: Công nghệ, kỹ thuật, tài chính, du lịch khách sạn, giáo dục, marketing, truyền thông…

Lộ trình du học Síp không IELTS, không chứng ming tài chính: https://vnpc.vn/tin-tuc-hoi-thao/du-hoc-chau-au-khong-ielts-khong-chung-minh-tai-chinh-phuc-tap-chi-tu-150-trieu.html

Không phỏng vấn visa, tỷ lệ visa cao
Chỉ có những bạn nào đã từng phỏng vấn Visa với Đại sứ quán mới hiểu được những lo lắng khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, và chờ đợi kết quả phỏng vấn Visa với Đại sứ quán. May mắn thay, khi chọn lựa học tập và sinh hoạt tại Síp, các bạn sẽ không phải trải qua sự sợ hãi này!

Cầm trong tay visa Schengen đi du lịch 16 nước
Có thể thấy ngoài việc yêu cầu đầu vào khóa học phù hợp với du học sinh Việt Nam. Ngoài ra khóa học còn giúp các bạn du học sinh sở hữu Visa Schengen của khối châu Âu và dễ dàng chuyển tiếp sang học tại các nước Anh, Úc, Mỹ, Tây Ban Nha…Đây cũng chính là nét khác biệt rất lớn khiến nhiều bạn lựa chọn du học châu Âu.

Chi phí học tập và sinh hoạt thấp: chỉ từ €2,300 - €4,000/ năm
Với hệ thống giáo dục đạt chuẩn thế giới, hầu hết các bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên đều cho rằng học tập tại châu Âu chi phí rất đắt đỏ. Tuy nhiên, với mức học phí chỉ tương đương 230 triệu/ năm học và học sinh được phép đóng học phí theo kỳ, đây chính là 1 trong những nỗ lực để giảm thiểu chi phí cho du học sinh. Nếu bạn đã từng tìm hiểu du học chứng minh tài chính ở các quốc gia khác, bạn có thể thấy rằng có rất nhiều gia đình Việt Nam không đủ điều kiện chứng minh nguồn thu nhập dẫn đến trượt Visa du học. Thủ tục chứng minh tài chính du học châu Âu cực kỳ đơn giản.

Là một quốc gia xinh đẹp với bờ biển dài, bãi biển đẹp và những dãy núi hùng vỹ. Nước biển tại đây được đánh giá là trong và sạch nhất các nước EU.

Với một sự kết hợp giữa môi trường thân thiện và chất lượng cuộc sống cao, Cộng hoà Síp là một viên kim cương ở vùng Địa Trung Hải với nhiều cơ hội và triển vọng cho sự phát triển kinh tế, sự thịnh vượng và lối sống tuyệt vời. Hòn đảo này được coi là địa điểm tái định cư tốt thứ 5 theo Đánh giá Phong cách sống toàn cầu của Knight Frank.

Cơ hội định cư và tìm kiếm việc làm tại châu Âu 
Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên được phép ở lại 9 tháng. Trong quá trình làm việc, sinh viên có thể apply định cư ở lại và cơ hội làm việc là rải đểu trên khắp các quốc gia châu Âu. Có thể so với 1 số quốc gia ưu tiên định cư như Canada và Úc thì điều kiện trên chưa đủ thu hút, tuy nhiên, bạn nên cân nhắc với tấm Visa Schengen cơ hội việc làm của bạn là ở trong tất cả các nước trong cộng đồng chung châu Âu chứ không phải chỉ 1 quốc gia các bạn nhé!