Một trong những  quốc gia được “săn đón” nhất trong lĩnh vực du học tại Việt Nam chính là Ba Lan – một quốc gia ở Trung Âu với chất lượng giáo dục, chi phí sinh hoạt và học phí cực thấp và sự hiếu khách nổi tiếng. Để giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về đất nước con người và quá trình du học Ba Lan, VNPC xin được đưa ra những thông tin cơ bản và cần thiết nhất tới phụ huynh và học sinh.

1. Các thông tin cơ bản:

  • Tên chính thức: Cộng hòa Ba Lan
  • Thủ đô: Warszawa
  • Diện tích: 312,679 km2
  • Dân số: ~ 38.5 triệu người
  • Ngôn ngữ chính: Tiếng Ba Lan
  • Đơn vị tiền tệ: Zloty (PLN)
  • Thành phố lớn: Warszawa, Katowice, Krakow, Lodz, Wroclaw, Warsaw

Giới thiệu về du học Ba Lan

2. Tự nhiên – Khí hậu
Ba Lan là một quốc gia nằm ở Trung Âu, tiếp giáp với Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic. Địa hình Ba Lan gồm hầu như toàn bộ vùng đất thấp của Đồn bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình khoảng 173m trên ực ước biển; chỉ riêng điểm cao nhất là dãy núi Carpathia tạo thành biên giới phía Nam. Ba Lan có mật độ rừng lớn thứ 4 Châu Âu cùng nhiều con sông lớn chảy ngang như Wisla, Odra, Warta. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng sở hữu tới 9,300 hồ lớn nhỏ khác nhau, chủ yếu nằm ở phía bắc đất nước, tạo nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng như tranh vẽ. Trong đó, Mazury là hồ lớn nhất, thu hút phần lớn du khách tham quan tại đây. Chính nhờ diện tích rừng lớn mà hệ sinh thái tại Ba Lan vô cùng đa dạng với nhiều chủng động vật khác nhau như: hươu đỏ, nai sừng tấm, sói lông xám, hải ly,…

Đặc biệt, do giáp với biển Baltic, Ba Lan còn có đường bờ biển dài tới 528km với bãi cát trắng mịn và nước biển xanh trong như ngọc. Nhờ đó, đến với Ba Lan, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội thưởng ngoạn những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, đồng thời thư giãn, tham gia các hoạt động ngoài trời sôi động như bóng chuyền, bơi lội, cắm trại,…bên những bờ biển xinh đẹp.

Ba Lan có khí hậu ôn hòa với kiểu khí hậu đại dương ở Tây Bắc và ấm dần, trở thành kiểu khí hậu lục địa về phía Đông Nam. Thời tiết nơi đây khá dễ chịu, ấm áp vào mùa hè và lạnh khô vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình trên cả nước khoảng 20°C – 25°C vào mùa hè và -2°C – 5°C và mùa đông.

3. Kinh tế – Xã hội
Từ khi quay trở lại chế độ dân chủ, Ba Lan đã kiên định theo đuổi chính sách tự do hóa kinh tế và hiện trở thành một trong những ví dụ thành công nhất trong việc chuyển tiếp từ nền kinh tế nửa tư bản, nửa nhà nước sang nền kinh tế thị trường chủ yếu sở hữu bởi tư nhân. Hiện tại, kinh tế Ba Lan đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ và quốc gia này đã trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, khối NATO, Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Hiệp ước Schengen và và nhiều tổ chức khác trên thế giới.

Với lịch sử 1,000 năm, văn hóa Ba Lan là sự giao thoa giữa các nền văn hóa lớn tại Châu Âu, thể hiện rõ nét trên kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật của quốc gia này. Ba Lan cũng được coi là một dân tộc đồng nhất trên thế giới với 96.7% dân cư là người gốc Ba Lan. Do đó, nơi đây không có dấu hiệu của việc phân biệt chủng tộc, tôn giáo và duy trì ở mức độ cao về bình đẳng giới cùng phong trào thúc đẩy hòa bình. Người dân Ba Lan có truyền thống hiếu khách với người nước ngoài, chủ trương xây dựng mối quan hệ thân thiện với các quốc gia khác. Không những thế, tỉ lệ tội phạm của Ba Lan ở mức rất thấp, thấp hơn cả chỉ số của các quốc gia Bắc Âu. Chính bởi vậy mà khi tới đây, các bạn du học sinh sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới cũng như không phải lo lắng về độ an toàn, môi trường sống,…

4. Giáo dục – Đào tạo
Hệ thống giáo dục Ba Lan có truyền thống khoảng 650 năm với sự kế thừa kinh nghiệm giảng dạy từ những thế hệ trước cùng sự chuyên nghiệp và đổi mới. Trường đại học Jagiellonian ở Krakow được xây dựng từ năm 1364 và trở thành trường đại học lâu đời thứ hai tại trung tâm châu Âu. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học Ba Lan cũng nằm trong các trường được đánh giá tốt với thứ hạng cao. Giảng viên tại các trường đều là những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm giảng dạy, đáp ứng yêu cầu công việc trên thị trường toàn cầu. Toàn bộ chất lượng hệ thống giáo dục tại đây đề được kiểm soát và đánh giá bởi Ủy ban Kiểm định Quốc gia, đảm bảo hiệu quả đào tạo của từng trường.

Đặc biệt, Ba Lan là quốc gia có chi phí học tập vô cùng hợp lý, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác tại Châu Âu. Học phí các khóa học tại đây chỉ khoảng 3,000 – 5,000 EUR/năm; cfng với chi phí sinh hoạt khoảng 300 – 500 EUR/tháng. Điều kiện nhập học tại các trường Đại học cũng không quá cao, tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên quốc tế theo học.

5. Đời sống sinh viên

Chí phí sinh hoạt:
Trung bình, mỗi du học sinh tại Ba Lan sẽ cần khoảng 300 – 500 EUR/tháng cho chi phí sinh hoạt, bao gồm các khoản chi phí chính sau:

Giới thiệu về du học Ba Lan

Các khoản chi phí này có thể thấp hoặc cao hơn tùy thuộc vào thói quen chi tiêu của mỗi bạn sinh viên.

Loại hình nhà ở:
Du học sinh tại Ba Lan có thể ở tại kí túc xá, thuê phòng ở riêng hoặc ở chung với bạn bè. Thông thường, kí túc xá là loại hình nhà ở có chi phí thấp nhất (~ 130 – 160 EUR/tháng). Chi phí thuê phòng ở chung cho các sinh viên sẽ khoảng 180 – 200 EUR/tháng và phòng riêng là 300 – 400 EUR/tháng.

Cơ hội việc làm:
Để có thể tìm việc làm thêm tại Ba Lan, sinh viên sẽ cần phải xin giấy phép lao động (work permit), trừ trường hợp chương trình làm việc, thực tập nằm trong chương trình học của sinh viên. Nếu xin được study permit, sinh viên có thể đi làm thêm trong suốt quá trình học tập với các công việc cơ bản như phụ bếp, trông cửa hàng, bồi bàn tại quán cafe/ nhà hàng,… Tuy nhiên, để xin được công việc một cách dễ dàng hơn, các bạn sẽ cần thành thạo tiếng Anh (nên có khả năng giao tiếp một chút tiếng Ba Lan), đồng thời hiểu về văn hóa và đời sống của người dân nơi đây.

Ba Lan nằm ở Trung Âu, thuộc khối EU (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển….). Với vị trí địa lý đẹp và thuận tiện, đồng thời sở hữu hệ thống giáo dục lâu đời với mức chi phí hợp lý, thậm chí nhiều trường còn miễn giảm hoàn toàn học phí cho du học sinh, Ba Lan đang là một điểm đến được sinh viên quốc tế vô cùng quan tâm.

6. Hệ thống giáo dục của Ba Lan
Ba Lan đứng vị trí thứ 27 trên bảng xếp hạng các quốc gia giáo dục tốt nhất (Best countries for education) năm 2018 của US News & World Report. Trên bảng xếp hạng Hệ thống giáo dục đại học mạnh 2018 của Quacquarelli Symonds (QS Higher Education System Strength Rankings 2018), quốc gia này đứng thứ hạng 46 Giáo dục đại học của Ba Lan được chia làm 3 giai đoạn: Cử nhân (Licencjat, Inżynier), thạc sĩ (Magister) và tiến sĩ (Doktor). Hệ thống này bắt đầu được áp dụng từ năm học 2007 – 2008 cho tất cả các ngành học ngoại trừ những ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe như y, nha, dược, tâm lý, luật, bác sĩ thú y. Những ngành học liên quan đến sức khỏe đi theo hệ thống 2 giai đoạn (thạc sĩ và tiến sĩ). 

Hệ thống giáo dục Ba Lan

Học sinh hoàn thành chương trình trung học phổ thông đại cương và trung học hướng nghiệp phải trải qua kỳ thi gắt gao để được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Sau khi có chứng chỉ tốt nghiệp, học sinh mới được chấp nhận vào học giai đoạn đại học. Chương trình sau phổ thông trung học 3 giai đoạn gồm:

Giai đoạn 1 (First-cycle studies) Thời gian học: 3 – 3,5 năm (Cử nhân, Licencjat), 3,5 – 4 (Kỹ sư, Inżynier)
Giai đoạn 1 kéo dài từ 3 đến 4 năm, sinh viên sẽ học lấy bằng cử nhân (tiếng Ba Lan licencjat) hoặc kỹ sư (inżynier) ở các ngành kỹ thuật, kinh tế hoặc nông nghiệp. Bằng này tương đương với bằng cử nhân ở các quốc gia khác giúp sinh viên ra trường kiếm việc làm hoặc tiếp tục học lên thạc sĩ. 

Giai đoạn 2 (Second-cycle studies) Thời gian học: 1,5 – 2 năm Số tín chỉ cần tích lũy: 90 – 120 ETCS 
Giai đoạn 2 kéo dài từ 1,5 đến 2 năm sinh viên sẽ theo học để lấy bằng thạc sĩ (magister) hoặc tương đương tùy thuộc chương trình học. Chương trình này đào tạo cho sinh viên lý thuyết cũng như phát triển kỹ năng sáng tạo và ứng dụng. Ở các ngành nghệ thuật, chương trình tập trung phát triển tài năng sáng tạo. Người có bằng thạc sĩ có thể học lên tiếng sĩ ở giai đoạn 3. Để được bằng này sinh viên phải tích lũy đủ từ 90 – 120 tín chỉ. 

Tương đương giai đoạn 2 (Long-cycle studies) Thời gian học: 4,5 – 6 năm Số tín chỉ cần tích lũy: 270 – 360 ECTS 
Bên cạnh chương trình học thông thường, các ngành học liên quan đến luật, tâm lý, y, nha, dược, bác sĩ thú y, biểu diễn nghệ thuật sinh viên sẽ học theo chương trình tương đương với giai đoạn 2. Chương trình này kéo dài từ 4,5 đến 6 năm lấy bằng thạc sĩ (magister) hoặc bằng cấp khác tương đương. Để đạt được bằng này sinh viên phải tích lũy từ 270 – 360 tín chỉ. Chương trình học này cung cấp cho sinh viên chương trình học vừa đạt được kiến thức cơ bản vừa chuyên sâu. Hoàn thành khóa học này được cấp bằng tương đương thạc sĩ ở giai đoạn 2.

Vì sao du học Ba Lan hấp dẫn?

Hệ thống lâu đời
Hệ thống giáo dục Ba Lan có truyền thống khoảng 650 năm với sự kế thừa kinh nghiệm giảng dạy từ những thế hệ trước cùng sự chuyên nghiệp và đổi mới. Trường đại học Jagiellonian ở Krakow được xây dựng từ năm 1364 và trở thành trường đại học lâu đời thứ hai tại trung tâm châu Âu. 

Bên cạnh đó, nhiều trường đại học Ba Lan cũng nằm trong các trường được đánh giá tốt với thứ hạng cao. Giảng viên tại các trường đều là những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm giảng dạy, đáp ứng yêu cầu công việc trên thị trường toàn cầu. Toàn bộ chất lượng hệ thống giáo dục tại đây đề được kiểm soát và đánh giá bởi Ủy ban Kiểm định Quốc gia, đảm bảo hiệu quả đào tạo của từng trường.

Chi phí hợp lý
Đặc biệt, Ba Lan là quốc gia có chi phí học tập vô cùng hợp lý, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác tại Châu Âu. Học phí các khóa học tại đây chỉ khoảng 3,000 – 5,000 EUR/năm; cfng với chi phí sinh hoạt khoảng 300 – 500 EUR/tháng. Điều kiện nhập học tại các trường Đại học cũng không quá cao, tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên quốc tế theo học.

Đất nước Ba Lan với nhiều chính sách miễn giảm học phí tại một số trường Đại học khi sinh viên hoàn thành các thủ tục cần thiết. Và một lựa chọn khác là sinh viên có thể tự trang trải học phí cho mình và săn các học bổng từ trường hay các tổ chức nước ngoài.

Phù hợp với sinh viên quốc tế
Đa số các trường Đại học tại Ba Lan sẽ có hai chương trình giảng dạy tiếng Ba Lan và tiếng Anh, tuy không cấp bằng độc lập nhưng đó là tấm vé hạng sang để sinh viên sau khi ra trường dễ dàng gia nhập vào thị trường việc làm quốc tế.

Một số ngành học hấp dẫn tại Ba Lan
Có lẽ sẽ là một câu hỏi thừa khi hỏi rằng du học Ba Lan nên học ngành gì, nhưng chúng ta sẽ điểm qua các ngành học tại Ba Lan đang có nhu cầu viêc làm cao.

Giáo viên dạy tiếng Anh
Trong một môi trường năng động, thu hút sinh viên nhiều quốc gia đến học tập và làm việc, các trung tâm dạy ngoại ngữ của Ba Lan đào tạo lên đến 34 ngôn ngữ, trong đó tiếng Anh đứng đầu bảng xếp hạng, theo sau là tiếng Đức, và các ngôn ngữ phổ biến khác như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển. Thì giáo viên dạy tiếng Anh và các ngoại ngữ khác là một thị trường luôn đủ chỗ cho những ai có khả năng và đam mê ngôn ngữ. Môi trường Ba Lan sẽ là một nơi làm việc tuyệt vời và động thời là môi trường thực tập hoàn hảo cho những bạn trẻ yêu ngôn ngữ trong việc thực hành kỹ năng vừa học vừa dạy ngôn ngữ của mình.

Ngành kế toán
Không chỉ riêng về Ba Lan mà các thị trường việc làm tại các nước khác trên thế giới luôn cần nguồn nhân lực ngành kế toán.

Ngành quản lý nhân sự
Đối với những sinh viên tốt nghiệp các trường nổi tiếng như Đại học Kozminski, Đại học Kinh tế SGH, Đại học Kinh tế Poznan, hay Đại học Vistula…sẽ nhận được sự ưu ái trong mắt nhà tuyển dụng trong lĩnh vực quản lý nhân sự.

Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và hỗ trợ kĩ thuật đang có nhu cầu cao tại Ba Lan, các du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí bộ phận chăm sóc khách hàng, quản lý an ninh mạng, chuyên gia về điện toán đám mây,…

Để biết thêm nhiều chi tiết về hệ thống giáo dục Ba Lan liên hệ với VNPC ngay bạn nhé!