Hiện nay, có rất nhiều các hội nhóm cũng như bài viết giúp sinh viên tìm hiểu về các cách xin học bổng du học Mỹ một cách chi tiết. Tuy nhiên, bạn có biết rằng có một công thức chung khi xin học bổng du học Mỹ? Mỗi học sinh, sinh viên với học lực, mục tiêu và cá tính sẽ tìm cho mình được lỗi đi riêng, nhưng có 5 bước mà tất cả các bạn đều phải trải qua. Cùng VNPC tìm hiểu về các bước xin học bổng du học Mỹ ngay hôm nay nhé! 

Bước 1: Tìm kiếm các loại học bổng

Giống như việc đi săn, đầu tiên bạn cần xác định “con mồi” - mà ở đây là các loại học bổng cho du học sinh (có thể là học bổng toàn phần, một phần hoặc bán phần). Ở khâu này, các website giúp tìm kiếm thông tin du học và học bổng Mỹ hàng đầu như Youth Opportunities, Student Scholarships hay Scholarships sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể góp nhặt các thông tin về học bổng khi tham gia các diễn đàn của VietAbroader hay College Confidential.

Song, để không cảm thấy choáng ngợp trước vô vàn thông tin học bổng, bạn có thể chỉ tìm kiếm học bổng ở các bang hoặc trường cụ thể bạn muốn theo học. Với những ứng viên chưa khoanh vùng trường hoặc địa điểm mong muốn theo học, bạn vẫn nên lướt qua các điều kiện của từng loại học bổng để chọn lọc các học bổng phù hợp nhất với bản thân, giúp tiết kiệm thời gian. Ví dụ, bạn dự định theo học ngành Hoá thì hãy bỏ qua học bổng chỉ cho sinh viên ngành IT.

Sau khi đã có được danh sách một loạt học bổng tiềm năng, bạn nên lập một bảng trong Excel để hệ thống lại các thông tin cơ bản như tên học bổng, các bằng cấp đi kèm, hạn chót nộp hồ sơ, hay đường link dẫn đến thông tin học bổng để dễ dàng tra cứu.   

Bước 2: Lập danh sách học bổng

Bạn nên lập một danh sách học bổng mình ưa thích để dễ dàng theo dõi và ứng tuyển

Các loại học bổng này nên được sắp xếp theo độ khó giảm dần dựa trên các thông tin bạn có được như điều kiện ứng tuyển, giá trị của học bổng, số lượng người sẽ đạt được và tỉ lệ cạnh tranh. Việc này giúp bạn dễ vạch ra mục tiêu, cách thức cụ thể cũng như theo dõi tiến độ chuẩn bị.

Bước 3: Tham gia các kỳ thi tiếng và kỳ thi chuẩn hóa

Điểm số cao trong các kì thi như IELTS/TOEFL, SAT 1/SAT 2 hoặc GMAT/GRE rõ ràng sẽ tăng lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác. Tài liệu và kinh nghiệm ôn thi hiện nay khá dễ tìm thấy trên các diễn đàn hoặc Facebook group. Tuỳ thuộc năng lực và mục tiêu của mỗi người mà thời gian cần thiết để ôn luyện là khác nhau. Ngọc Hương (bang Pennsylvania) chia sẻ với trung tâm USIS Education là bạn ấy cần khoảng 4 tháng ôn luyện cho kì thi SAT 1, trong khi Thiên Kim (bang California) mất hơn 6 tháng “dùi mài kinh sử”.

Bước 4: Chuẩn bị thư giới thiệu, bài luận, và resume

Sơ yếu lý lịch - resume

Resume (sơ yếu lý lịch), bài luận, hay thư giới thiệu của giáo viên là những mảnh ghép không thể thiếu trong bộ hồ sơ học bổng của bạn. Hãy sắp xếp các mảnh ghép này tạo thành một bức tranh tổng thể hoàn hảo, qua đó nêu bật lên thế mạnh của bạn và lí do vì sao hội đồng tuyển sinh nên chọn bạn thay vì các ứng viên khác.

Việc viết resume có vẻ nhẹ nhàng nhất bởi bạn chỉ cần liệt kê những thành tích hay những kinh nghiệm của bạn. Song, viết resume thực ra là cả một nghệ thuật mà bạn sẽ cần trau chuốt từng câu chữ và nhờ những người đi trước giúp bạn hoàn thiện. Chia sẻ với độc giả Usis Education, Ngọc Bích (hiện đang học tại thành phố Massachusetts) cho lời khuyên rằng một bản resume chỉ nên dài khoảng một trang và bao gồm những con số cụ thể mô tả thành tích của bạn để tăng tính chân thực và thuyết phục.

Thư giới thiệu

Các trường đại học Mỹ thường yêu cầu thư giới thiệu từ 1-2 giáo viên hoặc người quản lý trực tiếp của bạn nơi công sở (trong trường hợp bạn đã từng đi làm). Lưu ý là không phải thầy cô nào cũng nên được chọn để viết thư giới thiệu cho bạn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn nộp vào ngành Hoá thì một thầy cô giáo dạy Hoá hoặc môn tự nhiên như Toán hay Sinh sẽ “có tiếng nói" hơn là những lời giới thiệu từ một thầy giáo dạy Văn.

Đặc biệt, thư giới thiệu không nên chỉ đề cập những điều chung chung có thể ứng vào bất cứ học sinh nào, mà nên có một dẫn chứng cụ thể. Kinh nghiệm của các cựu du học sinh là bạn sẽ không cần vắt óc suy nghĩ ra những dẫn chứng cụ thể nếu người bạn chọn để viết thư là các thầy cô gắn bó với bạn trong quá trình học. Ví dụ, cô dạy Hoá năm 11 của bạn dễ dàng khen ngợi thao tác thí nghiệm của bạn trong các buổi thực hành ở phòng lab. Ngoài ra, hai lá thư giới thiệu không nên có sự tương đồng. Nếu bạn đã nhờ một người viết thư giới thiệu nêu bật lên sự chăm chỉ, cần cù của mình, thì người viết thư giới thiệu thứ hai có thể nói lên một khía cạnh khác như tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề.

Bài luận

Một phần cũng quan trọng không kém mà USIS Education muốn lưu ý với bạn đó là khi nộp hồ sơ du học vào hầu hết các trường đại học ở Mỹ, bạn thường sẽ phải hoàn thành một bài luận tầm 1000 chữ của Common Application. Ngoài ra, tùy từng trường, bạn phải hoàn thành một số bài luận nhỏ khác dao động trong khoảng 250-500 chữ. Các đề tài phổ biến là yêu cầu bạn kể về thử thách bạn đã từng trải qua, hoặc bạn sẽ làm được gì hay cống hiến cho trường, hoặc vì sao bạn chọn trường này.

Nhiều bạn du học sinh chia sẻ rằng việc nghĩ ý tưởng cho bài luận là ngốn nhiều thời gian nhất. Chưa kể các bạn ấy phải viết đi viết lại và chỉnh sửa đến khi có một bài thật chỉn chu ưng ý, trong khi mỗi học bổng có thể đòi hỏi một đề tài luận văn khác nhau. Một bí kíp dành cho bạn là bạn nên chọn lựa những ý tưởng độc đáo, ấn tượng nêu bật thế mạnh bản thân nhưng vẫn dễ chỉnh sửa thêm thắt gia giảm chi tiết cho một bài luận khác tương tự. Lúc này, bạn sẽ thấy rằng một bảng Excel thống kê các loại học bổng như đã đề cập ở trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cả việc lên ý tưởng cho các bài luận.

Bước 5: Chuẩn bị cho vòng phỏng vấn

Thông thường, vòng phỏng vấn sẽ là vòng cuối cùng trong cuộc “đi săn” cam go này. Hãy dành thời gian đọc lại toàn bộ hồ sơ của bạn và chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thông dụng. Những buổi mô phỏng phỏng vấn thật với sự giúp đỡ từ thầy cô, người thân, hoặc bạn bè sẽ rèn cho bạn nhiều kỹ năng cần thiết như tốc độ phản xạ và khả năng trả lời trôi chảy. Trước buổi phỏng vấn, hãy hít một hơi thật sâu và giữ bình tĩnh bởi sự hồi hộp có thể khiến bạn không thể hiện bản thân tốt nhất - dù đó chỉ là những câu hỏi khá cơ bản như vì sao bạn muốn nộp đơn vào trường. 

Thời gian tới, VNPC sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về du học Mỹ của bạn, đồng thời cung cấp thêm những thông tin, cơ hội cực kỳ tuyệt vời tới cho tất cả du học sinh Mỹ tương lai tại Việt Nam. Để được đánh giá hồ sơ và xây dựng lộ trình nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia giáo dục của VNPC ngay hôm nay bạn nhé!

>> Có thể bạn muốn biết:
Xin visa du học Úc
Du học Úc hết bao nhiêu tiền
Trường đại học Úc học phí rẻ
Du học Mỹ học ngành gì
Công ty tư vấn du học Canada nào tốt
Học bổng du học Singapore đại học