Sau khi tốt nghiệp chương trình Đại học hoặc Thạc sỹ tại Hà Lan, sinh viên quốc tế được phép ở lại làm việc tối đa một năm dưới tư cách là lao động tay nghề cao. Thời gian này được gọi là “Orientation Year”, là khoảng thời gian sinh viên có thể đi làm cho các công ty Hà Lan hoặc khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Vậy, những lựa chọn này khác nhau và có những lợi ích như thế nào, hãy cùng VNPC tìm hiểu nhé.

Sau khi học xong, du học sinh tại Hà Lan có những lựa chọn và cơ hội nào?

1. Các lựa chọn sau khi tốt nghiệp của du học sinh Hà Lan

Orientation Year permit 
Sau khi tốt nghiệp, bạn được phép ở lại Hà Lan tối đa 12 tháng. Chương trình này còn được gọi là Orientation Year, là cơ hội để bạn có thể tìm công việc, kinh doanh riêng (start-up) ở Hà Lan. Chương trình này cũng dành cho các bạn sinh viên tốt nghiệp từ một số trường cao đẳng hay đại học nằm ngoài Hà Lan. 

Trở thành người nhập cư tay nghề cao (High-skilled Migrants) 
Nếu, trong thời gian Orientation Year, bạn được một công ty hội đủ điều kiện bảo trợ cho người nhập cư tay nghề cao (HSM) thuê, bạn sẽ có nhiều khả năng thỏa mãn được yêu cầu thu nhập tối thiểu của chương trình HSM. Và điều này sẽ rất có lợi cho công việc tương lai của bạn.

Hiện tại, mức lương được yêu cầu cho chương trình HSM là €2,228/tháng. Nếu tiếp tục làm việc không gián đoạn dưới diện người nhập cư tay nghề cao, bạn vẫn đủ điều kiện để lưu trú với mức lương tối thiểu này, ngay cả khi bạn chuyển sang một công ty được công nhận khác. 

Nói tóm lại, bạn nên để ý đến vấn đề việc làm và tình trạng lưu trú để tránh những gián đoạn không lường trước. 

Thị thực Khởi nghiệp và Giấy phép 
Nếu bạn thích khởi nghiệp và muốn mở công ty riêng, hay không thể tìm được công ty đủ điều kiện bảo trợ trong thời gian Orientation Year, bạn vẫn có thể ở lại Hà Lan để tự kinh doanh. Bạn có thể mở công ty qua thị thực Startup hay nộp hồ sơ xin giấy phép Khởi nghiệp, tùy từng trường hợp. Tuy nghiên, bạn lưu ý rằng các điều kiện để có thể xin giấy phép kinh doanh riêng thường khá khắt khe.

Chính vì vậy, trước khi nộp hồ sơ, bạn cần chắc chắn về trường hợp của mình, và chứng minh cho cơ quan chức năng rằng công ty của bạn sẽ đem đến những giá trị cho nền kinh tế Hà Lan.

Sau khi học xong, du học sinh tại Hà Lan có những lựa chọn và cơ hội nào?

2. Những ngành nghề ưu tiên du học và định cư tại Hà Lan

Nhóm ngành kỹ sư
Hà Lan, cũng giống như người hàng xóm Cộng hòa liên bang Đức, có truyền thống lâu đời trong các lĩnh vực khoa học, sáng chế và công nghệ kỹ thuật cao. Theo khảo sát, đây là đất nước xếp thứ 2 trên thế giới về nhu cầu tuyển dụng kỹ sư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kỹ sư nước (Water Engineers).

Nhóm ngành ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông)
Với nền kinh tế tri thức, Hà Lan đang tập chung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ và năng suất lao động cao. Sinh viên được đào tạo tốt về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) hiện đang rất được săn đón với số lượng công việc tuyển dụng hàng năm xấp xỉ 37.000 vào năm 2020, tăng trưởng 1,2%. Lĩnh vực này là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất tại đây tính đến thời điểm này, kéo theo vô số cơ hội việc làm và định cư tại Hà Lan cho nhân lực có chuyên môn cao trong ngành.

Các chuyên viên sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe và y tế là một trong những lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn nhất tại Hà Lan và được dự báo sẽ tăng trưởng bền vững cho đến năm 2020.

Tại Hà Lan, nhân lực và chuyên gia chăm sóc người già, nha khoa, ứng phó khẩn cấp và chăm sóc sức khỏe tâm thân hiện đang thiếu hụt đáng kể, hầu hết những lĩnh vực và công việc liên quan đến ngành y tế tại đây đều được pháp luật bảo hộ và tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể.

Các lĩnh vực sáng chế
Hà Lan là một đất nước nổi tiếng với những con người thân thiện, sáng tạo và tài năng. Từ thế kỷ trước, lịch sử Hà Lan và thế giới đã ghi nhận những bộ óc sáng tạo thiên tài như Rembrandt và Van Gogh. Ngày nay lại có Viktor & Rolf (nhà thiết kế thời trang), Rem Koolhaas (kiến trúc sư), Marcel Wanders and Adriaan van Hooydonk, Miffy, Dick Bruna và Armin van Buuren (nhà thiết kế và minh họa, sản xuất nhạc).

Ngành công nghiệp sáng tạo đã đóng góp đến hơn 170.000 việc làm và 3% tổng sản lượng GDP của Hà Lan. Nếu các bạn đang tìm một nơi để bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình, Hà Lan là chính một vùng đất lý tưởng để bạn học tập, làm việc và sinh sống.

Thời gian tới, VNPC sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về du học Hà Lan của bạn, đồng thời cung cấp thêm những thông tin, cơ hội cực kỳ tuyệt vời tới cho tất cả du học sinh Hà Lan tương lai tại Việt Nam. Để được đánh giá hồ sơ và xây dựng lộ trình nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia giáo dục của VNPC ngay hôm nay bạn nhé!