Visa chính là tấm vé giúp bạn thành công trong con đường du học Nhật Bản của mình. Tuy vậy, quá trình xin Visa du học Nhật Bản không hề đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Hiện nay ở nước ta, việc xin cấp Visa du học Nhật Bản rất khó khăn bởi thủ tục khá nghiêm ngặt, các bạn lại không nắm rõ được quy trình xin cấp Visa du học Nhật Bản như thế nào nên việc hoàn tất thủ tục du học bị chậm trễ theo. Theo một thống kê gần đây của báo Dân trí, trong số 1000 sinh viên nộp hồ sơ xin Visa du học Nhật Bản thì có đến 300 bạn không nhận được Visa kịp thời đành ngậm ngùi hoãn lại giấc mơ du học Nhật Bản của mình. Vậy, đâu là những lý do khiến hồ sơ xin Visa du học Nhật Bản 2016 của bạn bị đánh trượt?

Những lý do khiến bạn trượt Visa du học Nhật Bản 2016

1.Chọn trường và ngành học không phù hợp
Thực tế cho thấy, môi trường học tập tại Việt Nam có ít điều kiện giúp các bạn học sinh, sinh viên định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình, đây chính là lý do chính dẫn đến việc chọn trường và ngành học không phù hợp của các bạn sinh viên. Dù có năng lực và bảng điểm rất tốt, rất nhiều bạn vẫn bị đánh trượt hồ sơ vì không chứng minh được bản thân phù hợp với trường và ngành đăng ký. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ yêu cầu đầu vào của trường mình đăng ký và đánh giá khả năng của mình vì biết người biết ta bao giờ cũng tốt hơn.

2.Khả năng ngoại ngữ non kém
Với một số trường ở Nhật Bản, bạn cần phải có Chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc tương đương. Để có thể nâng cao khả năng thành công của hồ sơ xin Visa du học Nhật 2016 của mình bạn nên đầu tư thời gian để nâng cao khả năng tiếng Nhật của mình. 

3.Sai sót trong hồ sơ du học Nhật Bản
Hồ sơ du học đóng vai trò quyết định rất lớn trong việc bạn có được cấp Visa du học hay không. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu và hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết, điền thông tin rõ ràng, mạch lạc. Tốt nhất bạn nên dùng đến sự hỗ trợ và trợ giúp từ các Trung tâm hoặc Văn phòng tư vấn du học như VNPC để chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ hoàn hảo nhất. Bạn cũng nên lưu ý nộp hồ sơ sớm ít nhất 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu. Hồ sơ nộp muộn sẽ để lại ấn tượng xấu với người phỏng vấn. 

4.Trả lời phỏng vấn yếu
Có rất nhiều bạn có hồ sơ đẹp và trình độ ngoại ngữ tốt nhưng lại thất bại ngay tại vòng phỏng vấn hồ sơ tại Đại sứ quán. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chuẩn bị kĩ các kỹ năng, lường trước các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Visa du học Nhật Bản. Quan trọng là tâm lý thoải mái, tự tin, thể hiện vốn ngôn ngữ tốt và trả lời lưu loát, súc tích, đầy nhiệt huyết nhằm thuyết phục và gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn về ước mơ du học Nhật Bản của bạn. 

Để có được những tips phỏng vấn Visa du học Nhật Bản 2016 tốt và hiệu quả nhất, bạn nên đến thử các buổi phỏng vấn với nhân viên tư vấn du học tại Văn phòng tư vấn du học VNPC với kinh nghiệm hơn 10 năm tiếp nhận và xin hồ sơ du học Nhật Bản hành công.

Cơ hội chỉ có ở VNPC. Nhanh tay đăng ký tư vấn du học miễn phí.

Đăng ký tư vấn du học

VNPC – Tổ chức tư vấn du học uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

VNPC là đại diện tuyển sinh của các trường hàng đầu của Mỹ, Anh Úc, Canada, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,Nhật Bản. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, giỏi chuyên môn đã tư vấn cho hàng nghìn học sinh, sinh viên Việt Nam thực hiện giấc mơ du học.

VNPC sẽ hỗ trợ du học sinh : tư vấn chọn trường phù hợp với khả năng & nguyện vọng của học sinh, tổ chức phỏng vấn học bổng, hướng dẫn hồ sơ visa hoàn chỉnh và hiệu quả, sắp xếp nhà ở, đón sân bay và các dịch vụ khác theo nhu cầu của du học sinh, hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập và sinh sống ở nước ngoài.

Multi Language – Trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao
Multi Language được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Văn phòng Tư vấn du học VNPC và các trường Đại Học của nước ngoài. Multi Language là 1 trong nhưng địa chỉ đào tạo ngoại ngữ uy tín tại Việt Nam.

Multi Language tự hào là Trung tâm luyện thi IELTS, TOEIC. có chương trình học chất lượng hiệu quả, linh hoạt , đội ngũ giáo viên nước ngoài tận tâm, giỏi chuyên môn đến từ các nước Mỹ, Anh, Úc, Canada