Có nhiều cách để bạn có được kinh nghiệm làm việc thực tế ngay trong quá trình học đại học và cao đẳng tại Canada. Đó là các chương trình thực tập dạng internship, Externship, Co-op,…Là một sinh viên quốc tế, hiểu biết về các chương trình thực tập này chưa được rõ ràng. Biết được sự khác biệt giữa các loại kinh nghiệm làm việc này rất quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định cho chương trình học phù hợp nhất với mình. Bài viết này VNPC sẽ giúp bạn phân biệt các loại hình thực tập Canada.

Phân biệt các loại hình thực tập tại Canada

Đào tạo sau trung học ở Canada, đặc biệt là ở Cao đẳng, có rất nhiều mô hình kết hợp học tập tại trường với thực hành/ thực tập tại các công ty/ tổ chức, gọi chung là “Work Integrated Learning”. WIL có nhiều hình thức khác nhau, tổng thời lượng không được vượt quá 50% thời gian thực học.

- Internship: Sinh viên được thực tập, làm việc tại các công ty hoặc các tổ chức tại Canada. Theo hình thức này thì bạn có thể được trả lương hoặc không (thời hạn kéo dài từ 1 đến 3 tháng)

- Work/Field Placement: Thực tập, làm việc tại các công ty/tổ chức và thông thường sẽ không được trả lương (thời gian trên dưới 1 tháng)

- Applied Research/Project: Thực tập nghiên cứu dự án cho trường hoặc các công ty/tổ chức, thường không được trả lương (thời gian trên dưới 1 tháng)

- Practicum: Thực tập tại các cơ sở y tế/trường học công sở..vv… Theo chương trình này các bạn cũng sẽ không được trả lương và có thể được đăng ký thực tập nhiều lần (thời gian sẽ khac nhau tùy từng chương trình)

- Co-op (Cooperative Education): Đây là chương trình thực tập có trả lương. Thời hạn mỗi 1 kỳ co-op là 1 học kỳ (4 tháng). Có thể có back to back co-op (tức là kỳ thực tập thứ 2, hoặc thậm chí là thứ 3 tùy thuộc vào từng chương trình).

Trong các loại hình thực tập trên thì chỉ có duy nhất chương trình Co-op có trả lương và thời hạn là 4 tháng cho một kỳ học. Sau một thời gian tham gia chương trình Co-op nếu các bạn làm việc tốt và được nhà tuyển dụng đánh giá cao thì sẽ được công ty nhận vào làm chính thức sau khi tốt nghiệp. 

Nếu chương trình thực tập sinh viên đăng ký có Intership/Work/Field Placement/Applied Research/Project/Practicum thì đây là một phần bắt buộc. Học sinh phải hoàn thành các chương trình này mới được xét tốt nghiệp.Thư nhận học (LOA) thường sẽ có thông tin về các chương trình này.

Chương trình Co-op thực tập hưởng lương phải được khoa chấp nhận và được lựa chọn theo yêu cầu của từng trường chứ ít khi là phần bắt buộc. Sinh viên thường phải đáp ứng yêu cầu với điểm GPA 7.0 thì mới được tham gia. Vì vậy cũng có khả năng sinh viên theo học chương trình có co-op option nhưng không đủ điều kiện tham gia co-op (vì điểm GPA) thấp hoặc đủ điều kiện tham gia nhưng không thành công trong việc xin Co-op Job. Nghĩa là không được tham gia kỳ thực tập có lương Co-op. Cũng có nghĩa là sẽ không được phép xin Co-op work permit. Học sinh sẽ chỉ đi làm (bên ngoài) theo off-campus work permit. Tùy học sinh, tùy chương trình học, tùy thời điểm mà việc xin các công việc co-op có thể dễ dàng hay khó khăn.

Vì thế khi lựa chọn chương trình học, không nên chọn một chương trình chỉ vì chương trình đó có Co-op, vì chưa chắc chọn thì sẽ được tham gia co-op. Nếu đã tham gia một chương trình có co-op option, thì đừng chủ quan nghĩ rằng mình sẽ có co-op job. Cần phải nỗ lực trong việc học và thi tuyển mới có hy vọng có co-op Job.

Tham gia Co-op các bạn học sinh vừa được trau dồi kinh nghiệm làm việc vừa được kiếm thêm thu nhập để phần nào trang trải chi phí trong quá trình sinh sống và học tập tại Canada.

Hiện tại, Canada có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng tổ chức chương trình thực tập hưởng lương cho các bạn sinh viên quốc tế.
Đối với cơ quan di trú (IRCC), chỉ có một loại giấy phép làm việc cho moi hình thức thực tập WIL của sinh viên quốc tế, gọi chung là “Co-op work permit”. Điều này có thể gây hiểu nhầm cho một số bạn là chương trình của bạn có Co-op.

Canada vốn nổi tiếng với những chính sách ưu đãi dành cho người nhập cư và cộng đồng du học sinh quốc tế. Vì chính phủ ban hành rất nhiều các chính sách từ ưu tiên định cư theo nghề nghiệp, tỉnh bang đến các chương trình thúc đẩy hỗ trợ. Để tìm hiểu thêm về chương trình học tập, nghề nghiệp tại Canada, liên hệ với VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!