Từ lâu với những sinh viên muốn du học Mỹ bậc Thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh (MBA), Tài chính (Master of Finance) và kế toán (Master of Accounting) hoặc các ngành kinh doanh nói chung thì GMAT là điều kiện cần có. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trường đại học tại Mỹ không yêu cầu GMAT, thực hư điều này như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNPC.

Du học Mỹ 2019 bậc Thạc sỹ có cần GMAT hay không?

1. Càng ngày càng nhiều trường không yêu cầu GMAT
GMAT luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bạn đang có giấc mơ du học bậc thạc sĩ. Tuy nhiên sau 64 năm từ khi ra mắt, GMAT, dù vẫn là một kì thi đánh giá đáng tin cậy, không còn là một điều kiện “tiên quyết” của nhiều trường Đại học và chương trình thạc sĩ tại Mỹ. Và cũng không là một tiêu chí đánh giá bắt buộc của nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

Theo GMAC, hiện tại ở Mỹ có khoảng 1.300 Đại học xem GMAT như một tiêu chí bắt buộc khi xét tuyển. Trong khi đó, số lượng trường Đại học tại Mỹ lên tới hơn 2.500 trường, như vậy có nghĩa rằng hơn một nửa số trường không đòi hỏi sinh viên nộp điểm của họ, mặc dù sinh viên vẫn có thể nộp nếu muốn.

Lý do được các trường này đưa ra là họ không cho rằng điểm GMAT là một thang đo đáng tin cậy về tiềm năng của một ứng viên, mà chỉ là một bài kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức qua các bài toán và lý luận. Thay vào đó, họ chú ý đến các phần khác trong hồ sơ như kinh nghiệm làm việc… Một số trường khác tổ chức các khóa Dự bị Thạc sĩ (Pre-Master’s Program) ngắn hạn, nhằm đảm bảo việc sinh viên đủ khả năng tiếp thu kiến thức trong 1-2 năm tại trường thay vì đánh giá điều đó qua điểm GMAT.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, không có sự khác biệt nào về thứ hạng giữa các trường yêu cầu và không yêu cầu GMAT. Một số trường có thứ hạng cao nhưng không yêu cầu GMAT đầu vào có thể kể đến: Đại học Massachusetts (xếp hạng 64 toàn thế giới theo Times Higher Education), Đại học Auburn (trường của Tim Cook – CEO Apple), Đại học Kansas (TOP 50 trường đại học công lập tốt nhất Mỹ) …

2. GMAT có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm hoặc chất lượng bằng cấp của bạn?
Điểm GMAT tốt có thể là một điểm cộng trong hồ sơ nhập học, nhưng lại hoàn toàn không ảnh hưởng đến hồ sơ xin việc. Quan trọng là trường bạn tốt nghiệp có uy tín và chất lượng đào tạo tốt và bạn có các kĩ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không.

Ông Mark Howorth, giám đốc tuyển dụng toàn cầu của Bain & Co, một trong 4 công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới và là giấc mơ của nhiều du học sinh thạc sĩ, khi được hỏi về quan điểm của ông về điểm GMAT trong thư xin việc của ứng viên, cho rằng: “Nhà tuyển dụng thật sự không chú tâm vào GMAT. Những điểm số đó không nói lên được kĩ năng giải quyết công việc của ứng viên, điều mà chúng tôi thực sự tìm kiếm”.

3. Cơ hội thực tập và làm việc khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Mỹ
Rất nhiều trường không đòi hỏi GMAT khi nhập học có cung cấp chương trình thực tập có lương hoặc không lương CPT và OPT để sinh viên tích lũy kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến ngành học của mình tại các tập đoàn công ty hàng đầu thế giới, nổi bật có thể kể đến Đại học Kansas (đối tác của Coca Cola, Ford, Bayer Healthcare, Microsoft, Samsung), hay Đại học Central Florida (đối tác của Boeing, Microsoft, Lockheed Martin, Siemens, Disney)…

Một số ngôi trường mạnh về Kinh doanh mà bạn có thể tham khảo gồm: ĐH New Hampshire, ĐH Florida Atlantic, ĐH Pace, ĐH Northeastern, LIU Brooklyn, Roosevelt University International Study Center, ĐH Vermont, ĐH James Madison…

Để biết thêm thông tin chi tiết về lộ trình du học Mỹ, mời bạn liên hệ Văn phòng Tư Vấn Du học VNPC ngay hôm nay!