Thuộc top 10 lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất, có quy mô và nhu cầu nhân lực lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền (theo Tổ chức Du lịch Thế giới), hospitality vì thế cũng là chọn lựa du học hàng đầu của đông đảo sinh viên. Thế nhưng, nhận thấy có không ít bạn trẻ hiểu chưa thật sự chuẩn xác về ngành hospitality – đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp, cũng như mong muốn giúp các em định hình tương lai thành công. Chính vì vậy trước khi quyết định theo học nhóm ngành về Hospitality bạn cần phải hiểu cho đúng về nhóm ngành nghề này.

Du học Thụy Sỹ: Hiểu thế nào cho đúng về ngành Hospitality

1. Ngành Hospitality là gì?
Hospitality là ngành liên quan đến dịch vụ khách hàng và là một trong những ngành năng động nhất thế giới. Trên thế giới, Hospitality bao gồm cả Du lịch, Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, Tổ chức sự kiện, Hàng không… Còn tại Việt Nam, Hospitality được hiểu là ngành Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) – Ẩm thực (F&B) gồm các hoạt động chào đón khách, cung cấp các nhu cầu khách cần và đưa tiễn khách hàng ra về trong sự hài lòng.

Sự tăng trưởng của Kinh tế tạo tiền đề để ngành Hospitality phát triển và ngược lại, Hospitality cũng giữ vai trò quan trọng đối sự phát triển của nền Kinh tế quốc gia, thu hút khách du lịch và giúp thị trường trở nên sôi động hơn, cạnh tranh hơn.

Hospitality Industry là gì?
Ở Việt Nam, Hospitality Industry được biết đến là ngành dịch vụ hiếu khách Du lịch – NHKS. Có rất nhiều hình thức kinh doanh phát triển trong lĩnh vực này: Resort, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, du thuyền, công ty lữ hành, spa… Với định hướng đưa ngành dịch vụ hiếu khách thành kinh tế mũi nhọn của đất nước, các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực quảng bá hình ảnh quốc gia, thu hút khách quốc tế đến trải nghiệm.

Hospitality Management là gì?
Hospitality Management là ngành gì? Hospitality Management là ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, một ngành nằm trong Hospitality. Mỗi nhà hàng, khách sạn bao gồm các bộ phận khác nhau và muốn mang lại chất lượng phục vụ cao nhất cho khách hàng, các bộ phận này cần có sự phối hợp ăn ý với nhau dưới sự chỉ đạo của người Quản lý và Hospitality Management chính là ngành đào tạo ra các Quản lý này.

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người Quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm… Để đảm nhận các công việc này, bạn phải có kiến thức, am hiểu lĩnh vực Hospitality.

Du học Thụy Sỹ: Hiểu thế nào cho đúng về ngành Hospitality

2. Các ngành nghề liên quan đến Hospitality có thể kể đến

• Dịch vụ nhà hàng – khách sạn: Các chuỗi nhà nghỉ từ 3 – 5 sao, resort thơ mộng, nhà nghỉ bình dân, hãy chuỗi các nhà hàng quốc tế sang trọng…
• Ngành công nghiệp thực phẩm
• Các trung tâm hội nghị, triển lãm
• Hãng hàng không
• Đội du thuyền
• Spa sức khỏe và thẩm mỹ, các ngành liên quan tới sức khỏe như bệnh viện, trung tâm điều dưỡng, dưỡng lão…
• Các công ty sự kiện và cung cấp suất ăn
• Điều hành, quản lý du lịch….
• Quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí
• Giáo dục: dạy học trong ngành Khách sạn
• Các ngành nghề không liên quan như ngân hàng, công nghệ… (tại bộ phận dịch vụ khách hàng và tổ chức sự kiện)...

Tóm lại, bất cứ nơi nào có bộ phận dịch vụ khách hàng, nơi đó cần đến nhân viên đã tốt nghiệp ngành Hospitality. Vì bản chất là nhóm ngành dịch vụ khách hàng nên “hospitality thực chất là sự tiếp xúc chuyên nghiệp hơn giữa con người với con người”, là “quản trị lòng mến khách và sự tôn trọng”, do đó, sau khi du học bạn sẽ biết được:

• Cách để tạo dựng niềm tin với người khác
• Cách để kiểm soát cảm xúc cá nhân, quản lý bản thân, làm hài lòng khách hàng
• Cách để quan tâm, yêu thương người khác
• Cách để định hình sự chuyên nghiệp và làm bản thân thật sự nổi bật

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Hospitality Management còn có thể phụ trách cơ hội nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực “hot” như nhà hàng, phụ trách nhân sự, lưu trú, sòng bạc…

Qua đó có thể thấy rằng tiềm năng và cơ hội cho những ai đang theo đuổi ngành nghề này là rất lớn. Xu hướng không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Không giới hạn độ tuổi, cơ hội việc làm rộng mở, theo đuổi ngành này là ý tưởng không tồi chút nào.

Tuy nhiên, để thành công và tiến xa hơn trong lĩnh vực này, bạn cần phải có kiến thức căn bản và quản lý, được đào tạo bài bản qua các khóa học, đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn.

Xem thêm: Du học ngành du lịch khách sạn có bị "Điêu đứng" vì Covid 19?

3. Tố chất cần có khi làm việc trong ngành Hospitality
Hospitality là một ngành mang tính đặc thù, nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất và những trải nghiệm tuyệt vời. Do đó, để làm việc và thăng tiến trong ngành này, bạn cần đáp ứng những tiêu chí sau:

• Có kiến thức, trình độ chuyên môn: Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên cao cấp và khắt khe hơn, sự cạnh tranh giữa các nhà hàng, khách sạn cũng rất lớn. Do đó, nhà tuyển dụng nào cũng đều cần một đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn, am hiểu về ngành để mang đến cho sự phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp nhất.

• Giỏi kỹ năng mềm: Những kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm… là những tố chất cần thiết đối với nhân sự làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn vì bạn phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc, phàn nàn từ khách hàng…

• Năng động, tự tin: Trong môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều người như Hospitality thì sự năng động, tự tin sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn, nhanh nhẹn và khéo léo hơn.

• Trình độ ngoại ngữ: Với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay thì trình độ ngoại ngữ là một điểm cộng để bạn có thể ứng tuyển được những công việc tốt, thu nhập cao.

4. Học Hospitality ở đâu tốt?
Là một trong những nhóm ngành chính làm nên tên tuổi và thương hiệu của Giáo dục và Du lịch của Thụy Sỹ. Hospitality Management là ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn là một ngành nhỏ của Hospitality được giảng dạy rất mạnh tại đây. Với lộ trình học tập linh hoạt, thủ tục Visa du học dễ dàng, yêu cầu đầu vào không quá khắt khe, ranking các trường đào tạo thuộc TOP thế giới, cơ hội thực tập hưởng lương lên đến 55 triệu đồng/ tháng. Đặt chân tới Thụy Sỹ du học ngành DLKS - Hospitality là mơ ước của bất cứ ai. Nếu bạn đam mê và muốn thử sức, tại sao không nhấc máy và gọi đến ngay cho chúng tôi nhỉ?