Thủ tục hồ sơ xin Visa du học Síp được đánh giá là khá dễ so với những quôc gia khác ở châu Âu. Điều kiện du học Síp về Visa khá đơn giản với tỉ lệ xin thành công rất cao mà không cần phải chứng minh tài chính. Tại Việt Nam không có đại sứ quán Síp, thế nên bạn cũng không cần phải phỏng vấn visa.

Tuy nhiên, với những ai bắt đầu tìm hiểu về các thủ tục làm Visa cũng như các lộ trình du học, phụ huynh và học sinh rất dễ lạc vào “mê cung” giấy tờ và biểu mẫu, thủ tục. Với những thủ tục đòi hỏi sự chính xác và chuyên nghiệp cao như vậy, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến hồ sơ của bạn gặp khó khăn trong qáu trình xin Visa. Hôm nay, đội ngũ chuyên nghiệp tại VNPC sẽ liệt kê lại những thủ tục, giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị nếu muốn du học tại “ngôi sao đang lên” Cộng hòa Síp, châu Âu nhé! 

Xin visa Síp có khó không và cần những thủ tục gì?

1. Quy trình nộp Visa du học Síp 
Mỗi sinh viên phải có visa do Cục Lưu trữ và Di dân Dân sự cấp. Visa sinh viên được cấp cho một cơ sở giáo dục cụ thể. Trong trường hợp sinh viên nước ngoài quyết định thay đổi một cơ sở giáo dục, người đó phải có giấy phép cư trú mới.

Điều kiện – cơ quan cấp Visa 
Sinh viên quốc tế từ các nước không thuộc Châu Âu cần visa sinh viên để nhập cảnh vào Cyprus. Thị thực sinh viên chỉ được cấp cho sinh viên quốc tế toàn thời gian. Một sinh viên toàn thời gian là một trong những người có tối thiểu 12 tín chỉ trong một học kỳ.

Xin thư mời từ trường theo các bước:

- Nộp phí ghi danh 200 Euro. - Học sinh/ sinh viên nộp giấy tờ theo yêu cầu của trường

- Trường cấp thư xác nhận, học sinh/ sinh viên xin dấu xác nhận tính xác thực của Bộ Ngoại giao sau đó đi dịch thuật và gửi giấy tờ sang trường.

- Trường xác nhận đủ giấy tờ, học sinh/ sinh viên đóng học phí, lệ phí nộp đơn và tiền đặt cọc Visa. - Toàn bộ giấy tờ sẽ gửi sang Đại Sứ Quán Cộng hòa Síp (Ấn Độ) 

- Đại sứ quán Cộng hòa Síp sẽ xác nhận với trường tình trạng của Hs/Sv, sau đó trường làm thủ tục nhận visa cho Hs/Sv và scan về Vn cho sinh viên. (mất khoảng 4 đến 5 tuần)

- Học sinh/ sinh viên đóng toàn bộ học phí sau khi nhận được Visa scan và dùng bản scan để vào Cộng hòa Síp.

Hồ sơ xin thị thức nộp cho Đại Sứ Quán cần có: 
Công dân của các quốc gia nơi có cơ quan Đại sứ quán / Cao ủy Síp/ Lãnh sự quán Cộng hoà Síp phải nộp các tài liệu sau cho Văn phòng Tuyển sinh của tổ chức giáo dục đã chọn để phê duyệt sơ bộ cho ứng cử viên được phỏng vấn tại Đại sứ quán / Cao ủy Síp/ Lãnh sự quán Cộng hòa Síp, ở nước sở tại:

- Đơn xin thị thực  
- Phí đăng ký 15-30  Bảng Síp (không hoàn lại). 
- Bốn ảnh cỡ 4x6 
- Bản sao  học bạ có chứng thực của học sinh. 
- Chứng chỉ trình độ tiếng Anh (nếu có ) 
- Bản sao hộ chiếu của học sinh. Hộ chiếu nên có hiệu lực trong ít nhất một (1) năm kể từ ngày học sinh đến.

Các thủ tục và hồ sơ cần mang theo khi đi phỏng vấn 
Văn phòng tuyển sinh sẽ thông báo chi tiết về ngày phỏng vấn và các tài liệu cần thiết cho các ứng viên trong thời gian phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn xin visa tại Đại sứ quán / Cao Ủy / Lãnh sự quán Cộng hòa Síp, ứng viên phải mang theo: 

- Học bạ gốc và bản sao được chứng thực bằng tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng Anh. 

- Hộ chiếu của sinh viên( có hiệu lực trong ít nhất một (1) năm kể từ ngày đến Síp) 

- Giấy chứng nhận của địa phương gần đây do cảnh sát nước sở tại hoặc nơi cư trú cấp. Chứng nhận phải là bản gốc và được cấp dưới sáu tháng trước khi bắt đầu học kỳ mà học sinh đang nộp đơn. Tên và chức vụ của người cấp và xác nhận tài liệu cần được ghi rõ trong đó. Nếu không phải bằng tiếng Anh, bản gốc chứng nhận cũng phải được mang theo.

- Tài liệu khác (Theo yêu cầu của cơ sở giáo dục)

Thủ tục khi đến Síp 

- Sinh viên phải báo cáo với cơ sở giáo dục vào ngày đầu tiên sau khi đến Síp để đăng ký và tiến hành các thủ tục cần thiết còn lại để cấp giấy phép tạm trú. 

- Sinh viên quốc tế nên đăng ký tạm trú với Cục quản lí xuất nhập cảnh trong vòng bảy ngày kể từ ngày đến Síp. 

- Sinh viên cũng có nghĩa vụ phải tiến hành kiểm tra y tế vào ngày đầu tiên sau khi đến, nộp giấy chứng nhận y tế có liên quan cho Cục quản lí xuất nhập cảnh trong vòng một tuần kể từ ngày đến. 

Thông thường, sinh viên nước ngoài từ các nước không thuộc EU không được phép làm việc trong thời gian học tập tại Síp. Trường hợp ngoại lệ được quyết định bởi Chính phủ Cộng hòa Síp cho một số khóa học, mà giấy phép lao động có thể được cấp để cho phép thực hành đào tạo trong kỳ nghỉ hè. Sinh viên nước ngoài có quyền mời bạn bè và người thân của mình từ quốc gia mình đến Síp, khi đó mỗi người khách của sinh viên phải có đủ chứng minh tài chính trong sổ tiết kiệm là 300 bảng Síp 

Xin visa Síp có khó không và cần những thủ tục gì?

2. Vì sao nên chọn Síp? 
Nhiều bạn học sinh còn nghi ngại khi nhắc đến Síp vì bản thân quốc gia này không “hot” như các nước Anh, Úc, Mỹ ở khía cạnh du học và danh tiếng. Thế nhưng VNPC đảm bảo bạn sẽ có cái nhìn khác với những điểm mạnh tuyệt vời của quốc gia này:

Đảo Síp rất phát triển về ngành bếp, du lịch, nhà hàng – khách sạn. 
Điều này đồng nghĩa với cơ hội việc làm rộng mở và chương trình đào tạo tốt, chất lượng nhất. Mức lương trung bình của nghề đầu bếp là khoảng 35.000 – 60.000$/năm. Ngoài ra cơ hội làm việc của nghề này rất cao. Bạn có thể làm việc ở các nước châu Âu không chỉ ở Síp. Theo thống kê mức lương nghề bếp ở một số vị trí làm việc cơ bản như sau:

- Bếp trưởng: $49.377 – 102.274/năm
- Đầu bếp sushi: $42.514 – 74.613/ năm
- Trợ lý bếp: $31.516 – 53.147/ năm
- Đầu bếp phó: $40.058 – 61.856/ năm
- Đầu bếp chuyên bánh ngọt: $33.469 – 60.402/năm 

Tại Việt Nam hiện nay, các đầu bếp cũng có rất nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến tại các khách sạn, nhà hàng lớn. Với mức lương hấp dẫn từ 20 – 30 triệu/ tháng.

Chi phí học tập tại Síp rất rẻ
Mặc dù là đảo ngọc nằm giữa châu Âu nhưng mức học phí tại Síp khá rẻ. Bạn sẽ chỉ mất khoảng 4000 – 9000 Euro/ năm. Tương đương khoảng hơn 100 triệu/ năm. Đây là mức chi phí thấp hơn các nước Âu, Mỹ và chỉ tương đương với du học Nhật Bản và Hàn Quốc

Cơ hội chuyển tiếp qua các quốc gia khác, xin Visa tương đối dễ dàng
Hiện tại du học Síp nói chung và du học học ngành bếp nói riêng. Bạn có thể xin Visa dễ dàng:

- Không cần phải có IELTS
- Không chứng minh tài chính
- Không hạn chế về khoảng cách thời gian trống và vùng miền của bạn. 

Chương trình du học Síp cực kỳ phù hợp với những bạn có những yếu điểm về hồ sơ như tài chính kém, khoảng trống lớn. Bạn có thể học tại Síp từ 1 – 2 năm sau đó chuyển qua các quốc gia khác như Anh, Úc, Mỹ để học tiếp.

Có cơ hội làm thêm và thực tập hưởng lương tốt
Ngoài mức chi phí học tập khá rẻ thì bạn có thể tham gia chương trình thực tập hưởng lương tại Síp. Mức lương bạn nhận được có thể từ 500 – 700 Euro/ tháng. Tùy theo thời điểm và loại công việc mà bạn nhận được.

Mức lương này không hẳn cao, tuy nhiên có thể giúp bạn trang trải 1 phần chi phí cuộc sống. Và tích lũy kinh nghiệm tốt cho nghề nghiệp của bạn sau này.

Cơ hội định cư Síp sau khi tốt nghiệp ngành bếp, du lịch, nhà hàng – khách sạn
Khác với những quốc gia khác như Úc, Canada ngành đầu bếp đã được bổ sung vào danh sách ưu tiên định cư. Tuy nhiên, khi học tại Síp dù chưa có chính sách đó bạn vẫn có cơ hội định cư rất cao.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm ở đây khi theo học nghề bếp. Bởi Síp là quốc gia du lịch nổi tiếng nhất châu Âu nên bạn rất dễ tìm được 1 công việc trong ngành nghề này.

Triển vọng nghề nghiệp của các bạn du học sinh Síp ngành bếp, du lịch, nhà hàng – khách sạn

Khi xã hội ngày một phát triển, nhu cầu giải trí và hưởng thụ của con người tăng cao. Thì món ăn ngon cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người.

Điều này đã kéo theo nhu cầu các nhà hàng, khách sạn cần những đầu bếp giỏi, được đào tạo bài bản để phục vụ thực khách. Lại cộng thêm tốc độ phát triển rất nhanh của ngành du lịch khách sạn tại Síp. Khiến nhu cầu việc làm cho vị trí đầu bếp tăng cao theo mỗi năm. 

Thời gian tới, VNPC sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về du học Síp của bạn, đồng thời cung cấp thêm những thông tin, cơ hội cực kỳ tuyệt vời tới cho tất cả du học sinh Síp tương lai tại Việt Nam. Để được đánh giá hồ sơ và xây dựng lộ trình nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia giáo dục của VNPC ngay hôm nay bạn nhé!