Ở bài viết trước chúng ta đã được giới thiệu về các loại hình thức thuê nhà ở tại Mỹ gồm KTX của trường, Homestay ở cùng chủ và thuê nhà riêng. Đồng thời cũng phân tích được ưu và nhược điểm của hình thức nhà ở Homestay. Ở bài viết này Văn phòng tư vấn du học VNPC sẽ đưa ra phân tích về hình thức thuê nhà riêng và ký túc xá của trường. Cùng tham khảo và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất cho mình bạn nhé!

Du học Mỹ 2018: Những điểm cần luu ý khi thuê nhà ở (Phần 1)

1. Một số lưu ý cho các du học sinh khi thuê nhà riêng bên Mỹ du học

Ưu điểm:
Giá cả hợp lí: Thuê nhà ở ngoài là lựa chọn kinh tế hơn rất nhiều không chỉ với học sinh quốc tế mà cả với học sinh bản xứ. Thuê nhà ở chung với bạn bè hoặc người thân của mình thì có thể giảm giá chi tiêu hàng tháng đáng kể nhờ việc nấu ăn chung chẳng hạn.

Sự thoải mái: Thuê nhà riêng cũng giống như bạn đang sở hữu ngôi nhà trong thời gian ngắn. Bạn có thể tuỳ ý sử dụng nhà mà gần như không gặp phải bất cứ sự gò bó nào cả. Những buổi tụ tập hay sinh hoạt chung của hội Việt Nam luôn là một điều không thể thiếu với du học sinh. Điều này giúp du học sinh vơi đi phần nào nỗi nhớ người thân và bạn bè tại Việt Nam. Nhà thuê riêng là địa điểm lí tưởng cho những cuộc tụ họp như thế này.

Nhược điểm:
Môi trường xung quanh: Vì thuê nhà ở ngoài nên môi trường xung quanh bạn không thể nào tốt như môi trường của ký túc xá. Những người hàng xóm của bạn chưa chắc đã là học sinh, sinh viên và cũng chính vì thế cho nên kết bạn với hàng xóm chưa hẳn đã dễ dàng. Du học sinh cũng hay có thói quen thuê nhà cùng bạn cùng nước để dễ nói chuyện hơn, điều này làm giảm đáng kể cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh cho du học sinh quốc tế.

Bạn cùng nhà: Nếu bạn không thuê căn hộ cá nhân mà thuê chung với ai đó thì việc chọn bạn ở cùng cũng vô cùng khó khăn và quan trọng. Bạn ở cùng không hợp có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lí cũng như việc học hành ở trường lớp.

Ngoài ra, việc ở chung nhà cũng dẫn tới một số vấn đề bất cập nhỏ như không có không gian riêng tư, thời gian sinh hoạt gò bó tới những vấn đề lớn hơn như mất trộm đồ hay tranh cãi lẫn nhau.

Một số lưu ý khi chọn thuê nhà:
Các bạn đừng chọn nhà quá sớm. Trong trường hợp chủ nhà nhắn nhủ rằng bạn nên nộp tiền đặt cọc ngay vì “có 5 người thuê khác cũng đang ngăm nghe căn này”, thì nhiều khả năng là chẳng có người thuê nào cả và ông ta nói vậy chỉ để “cột chân” bạn. Đồng thời, các bạn bạn cũng đừng lấy nhà quá trễ. Một khi đã có đủ thời gian để có cái nhìn tổng quan về thị trường thuê nhà, khi đó bạn cần đưa ra quyết định. Tóm lại là đừng áp lực với chuyện kí hợp đồng khi ngôi nhà đó còn điều gì khuất tất.

Bạn đừng chọn căn “đẹp mã” nhất. Hãy nghĩ đến việc bạn thật sự cần từ ngôi nhà đó đơn giản chỉ là một chiếc ghế, một cái kho, một tủ lạnh lớn, một chiếc bàn tương xứng và đặc biệt là việc ngôi nhà có nhiều hơn một phòng tắm, bạn chỉ nên chọn những điều thật sự cần thiết. quá nguy hiểm hay vì ngôi nhà đó có vấn đề. Khi gặp phải một căn nhà như thế, hãy tự hỏi Bên cạnh đó, bạn cũng đừng chọn căn rẻ nhất. Bởi giá rẻ bất ngờ có thể là vì khu vực xung quanh liệu việc sống trong đó có tiện lợi không và nó có đáp ứng được các nhu cầu của bạn không.

Hãy chọn bạn chia tiền nhà cẩn thận. Một người bạn cực thân với bạn ở học kì đầu tiên có khi sẽ trở thành… kẻ thù của bạn ở học kì thứ 3! Đừng sống chung với một người với lí do đơn giản vì họ chính là người bạn đầu tiên mà bạn gặp gỡ ở trường Đại học. Chỉ cần đó là một người sạch sẽ, thân thiện và cởi mở là đủ tốt rồi. Tránh đừng chia nhà với người bạn mà tối nào cũng phải ra đường tiệc tùng mới chịu nổi nhé! Đơn giản vì việc sống chung với một người thích gào thét lúc… 4 giờ sáng hẳn sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang phải tập trung ôn thi!

Bạn cũng nên nói chuyện với những người thuê trước. Hãy tìm lên các diễn đàn, group Facebook và hỏi xung quanh xem chủ nhà và công ty môi giới là ai, những người nào đã từng thuê căn nhà của bạn trước đây. Bạn cũng có thể hỏi chủ nhà về người thuê đã rời đi. Khi đã có thông tin những người này, bạn cần “điều tra” xem việc thuê nhà của họ có gì trục trặc không (nếu có thì tốt nhất là hãy né xa!)

Bạn cần tập làm quen với khu vực lân cận. Bạn cần kiểm tra khu vực thuê nhà cả ngày lẫn đêm. Có thể con đường đấy rất đỗi bình thường vào lúc 3 giờ chiều, nhưng biết đâu đó lại là nơi nguy hiểm vào 2 giờ sáng, khi bạn vừa tham gia tiệc tùng ở trường về. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến khoảng cách của căn nhà đó với siêu thị và các địa điểm mà bạn sẽ cần lui tới, và đặc biệt là với trường học. Hãy tìm hiểu xem nhà bạn có xa trường không, và khoảng cách, chi phí di chuyển đến trường như thế nào.

Đọc kỹ hợp đồng sẽ giúp bạn cân nhắc có nên nhận thuê nhà không. Một khi đã quyết định lấy căn nhà đó, bạn cần đọc kỹ hợp đồng, và sau đó đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa. Hãy bắt lấy những chi tiết nhỏ nhất, đặt thật nhiều câu hỏi và chắc chắn rằng bố mẹ, người bảo hộ hay một tư vấn viên nào đó của trường Đại học cũng đã xem qua hợp đồng này. Đừng để một chi tiết nào đó trong hợp đồng gây bất lợi cho bạn vào cuối năm học, khi trả lại nhà.Bạn nhất thiết phải giữ lại tất cả các bằng chứng bằng chữ viết.

Một khi đã ở trong nhà rồi, bạn cần giữ các tin nhắn viết tay (email) nội dung xoay quanh các yêu cầu, câu hỏi và trả lời giữa bạn và chủ nhà. Nếu họ hứa sẽ làm gì đó (sửa chữa đồ đạc chẳng hạn), hãy yêu cầu họ viết email để giữ lại bằng chứng. Cuối cùng, trong trường hợp bạn có vấn đề, hãy tìm tới trường đại học hay hội đồng địa phương để xin tư vấn. Các trường Đại học thường có một ban tư vấn riêng về vấn đề nhà ở cho sinh viên nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng tư vấn nhé. Tương tự, hội đồng địa phương cũng là nơi sẽ hỗ trợ bạn trong trường hợp xấu nhất.

2. Ưu điểm và nhược điểm khi ở ký túc xá tại Mỹ
Học sinh năm thứ nhất đại học ở Mỹ (freshmen) thường bị bắt buộc phải ở trong kí túc xá của trường đại học. Những năm sau đó, du học sinh có thể lựa chọn ở ký túc xá hoặc thuê nhà ở ngoài. Dưới đây là những điểm tốt và xấu của việc ở ký túc xá.

Ưu điểm:
Tiết kiệm thời gian: Từ ký túc xá của trường tới lớp học chỉ mất từ 02 đến 20 phút (tùy vào khuôn viên của từng trường đại học). Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian tới lớp thì ký túc xá là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Một số trường đại học ở Mỹ có tuyến xe bus ngay trong khuôn viên của trường để phục vụ việc đi lại của sinh viên trong trường.

An toàn cho học sinh: Phần lớn các ký túc xá đều thuộc sự quản lí của trường đại học. Vì vậy sinh viên được đảm bảo an ninh, đó là điều kiện thuận lợi cho việc học tập của sinh viên. Người dân Mỹ được phép sở hữu và sử dụng vũ khí, cho nên đảm bảo an toàn là điều vô cùng quan trọng đối với du học sinh.

Dễ dàng làm quen với bạn học bản xứ: Sống trong ký túc xá là sống trong môi trường cùng trang lứa, cùng hoàn cảnh, các sinh viên dễ cảm thông với nhau, chia sẻ cùng nhau, trao đổi với nhau những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập.

Chính vì thế học sinh bản xứ và du học sinh có nhiều điều kiện để tìm hiểu lẫn nhau. Hơn thế nữa, môi trường này còn rèn luyện cho sinh viên ý thức sống vì tập thể, lối sống độc lập, khả năng thích nghi với mọi điều kiện, giúp cho sinh viên dễ hòa nhập hơn sau này.

Đa dạng: Ký túc xá có rất nhiều loại, từ phòng riêng cho tới phòng 02 người hoặc 04 người. Sinh viên có nhiều lựa chọn hơn mà vẫn đảm bảo được sự an toàn, tiết kiệm thời gian và cơ hội sinh hoạt chung với sinh viên bản xứ.

Nhược điểm:
Nhược điểm duy nhất của ký túc xá sinh viên đó là khá đắt đỏ. Giá trung bình ký túc xá của sinh viên học tập tại Mỹ thường gấp từ 1.5 cho tới 3-4 lần số tiền cần bỏ ra để thuê nhà ở ngoài.

Chi phí ở ký túc xá sẽ dao động trong khoảng 9.000 USD đến 14.000 USD/năm, còn chi phí thuê nhà ở ngoài chỉ từ 4.300 USD-8.500 USD/năm. Các bạn có thể tham khảo giá thuê ở các trang web hoặc nhờ trường học tư vấn để có được chỗ ở hợp lý.

Ngoài ra học sinh còn có thể thành quản lí của ký túc xá (Resident Assistant). Bạn sẽ được ở ký túc xá miễn phí và còn có cơ hội tham gia hội sinh viên của trường.

Để làm được Resident Assistant, điều bạn cần phải có trên hết chính là sự năng nổ và hoà đồng với mọi người, ngoài ra bạn cũng cần phải chứng minh được khả năng giao tiếp tốt cũng như trình độ học vấn tương đối ổn (tuỳ trường sẽ có những điều kiện khác nhau, bạn nên trực tiếp liên hệ với nhà trường để biết được điều kiện chi tiết).

Công việc này khá là đơn giản, bao gồm giám sát học sinh, liên hệ với nhà trường, cảnh sát ngay khi có vấn đề gì xảy ra và tổ chức những sự kiện trong kí túc. Tuy nhiên số lượng học sinh được làm Resident Assistant là không nhiều (một tầng/lầu của kí túc thường chỉ có 01 Resident Assistant).

Dù lựa chọn hình thức thuê nhà nào bạn cũng cần phải lưu ý về giờ giấc và thời gian học tập của mình, để đảm bảo an toàn nhất có thể. Hãy tham khảo ý kiến của đơn vị tư vấn du học cho bạn để lựa chọn 1 ngôi nhà phù hợp nhất trước khi đặt chân đến Mỹ. Khi ở thời gian lâu và có những kiến thức am hiểu nhất định hãy lựa chọn 1 hình thức theo bạn là phù hợp hơn. Để cập nhật thông tin về du học Mỹ nhanh nhất ghé VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!

Cơ hội chỉ có ở VNPC. Nhanh tay đăng ký tư vấn du học miễn phí.

Đăng ký tư vấn du học

VNPC – Tổ chức tư vấn du học uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

VNPC là đại diện tuyển sinh của các trường hàng đầu của Mỹ, Anh Úc, Canada, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,Nhật Bản. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, giỏi chuyên môn đã tư vấn cho hàng nghìn học sinh, sinh viên Việt Nam thực hiện giấc mơ du học.

VNPC sẽ hỗ trợ du học sinh : tư vấn chọn trường phù hợp với khả năng & nguyện vọng của học sinh, tổ chức phỏng vấn học bổng, hướng dẫn hồ sơ visa hoàn chỉnh và hiệu quả, sắp xếp nhà ở, đón sân bay và các dịch vụ khác theo nhu cầu của du học sinh, hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập và sinh sống ở nước ngoài.

Multi Language – Trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao
Multi Language được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Văn phòng Tư vấn du học VNPC và các trường Đại Học của nước ngoài. Multi Language là 1 trong nhưng địa chỉ đào tạo ngoại ngữ uy tín tại Việt Nam.

Multi Language tự hào là Trung tâm luyện thi IELTS, TOEIC. có chương trình học chất lượng hiệu quả, linh hoạt , đội ngũ giáo viên nước ngoài tận tâm, giỏi chuyên môn đến từ các nước Mỹ, Anh, Úc, Canada.