Theo dự báo kim ngạch Xuất nhập khẩu của nước ta năm 2021 vượt mốc 660 tỷ đô, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thương mại quốc tế. Cùng với sự phát triển của hàng loạt các sàn thương mại điện tử trong nước và ngoài nước. Ngành học Logistics và Supply chain đang HOT HIT hơn bao giờ hết. Vậy có nên học ngành này không, và quốc gia nào xứng đáng để đầu tư? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

Có nên học Logistics & Supply Chain nếu Việt Nam vào top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

1. Tình hình về thương mại quốc tế của Việt Nam trong năm qua. 
Theo thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 602 tỷ USD, chính thức vượt mức kỷ lục 500 tỷ USD đã đạt được vào 2 năm trước.

Trong đó, xuất khẩu đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5%; nhập khẩu đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5%. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD.

Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 3,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 21,4 tỷ USD, tăng 15,4% và chiếm 7,1% (giảm 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm 2,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm).

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu đạt 266,75 tỷ USD, tăng 18% và chiếm tỉ trọng 89% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Về thị trường xuất khẩu, trong 11 tháng qua, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%. Thị trường ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.

Bộ Công Thương nhìn nhận: Trong tháng cuối năm 2021, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi. Trên thế giới, việc các quốc gia, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU… đã và đang thực hiện các phương án mở cửa, sử dụng hộ chiếu vaccine, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cư dân, tổ chức lại các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, mở cửa du lịch báo hiệu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã qua giai đoạn thực thi ban đầu, các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của hiệp định cùng với lộ trình thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa.

“Trong 10 năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Và cứ 2 năm, mốc 100 tỷ USD lại được chinh phục.

Nếu năm 2011, số lượng ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên mới là 21 nhóm, trong đó chỉ có dệt may đạt kim ngạch chục tỷ USD (đạt hơn 14 tỷ USD), nhưng mới hết tháng 11 của năm 2021, xuất khẩu có tới 34 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 7 nhóm hàng đạt từ 10 tỷ USD trở lên.

Một tín hiệu đáng mừng là cơ cấu các ngành xuất khẩu chủ lực có thay đổi đáng kể, từ những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thủy sản, hay hàng hóa là tài nguyên khoáng sản như than đá, dầu thô… nhưng đến nay đã nhường chỗ cho sự vươn lên của các nhóm hàng công nghệ cao như điện thoại, máy vi tính, máy móc", đại diện Bộ Công Thương đánh giá.

Có nên học Logistics & Supply Chain nếu Việt Nam vào top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

2. Ngành học Logistics và triển vọng việc làm với du học sinh

Du học ngành Logistics thì học gì?
Sinh viên theo học Logistics sẽ được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, Logistics cung cấp kiến thức về marketing quốc tế, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, quản lý hệ thống các chuỗi bố trí và điểm kết nối kho bãi.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Logistics
Đáp án chính là cử nhân ngành Logistics có thể làm việc tại nhiều vị trí, đặc biệt tại các phòng ban thuộc doanh nghiệp chuyên về dịch vụ logistics như: phòng mua, phòng bán, phòng xuất nhập khẩu, , phòng dịch vụ khách hàng,… của những doanh nghiệp có nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể kể đến một số công việc cụ thể như: nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên thu mua, chuyên viên dự báo nguồn hàng,…

Là du học chứ không phải theo học trong nước? 
Sự đánh giá của các nhà tuyển dụng thường nghiêng về phía du học sinh. Du học ngành Logistics khiến bạn trở nên năng động, độc lập, sẵn sàng thử thách và có khả năng đương đầu với nhiều vấn đề khó khăn.

Đặc biệt, Logistics là ngành nghề khá đa dạng và phức tạp trên thương trường quốc tế. Với kinh nghiệm học tập, làm việc và sinh sống tại nước ngoài, khả năng thương thuyết với đối tác đến từ nền văn hóa khác, sử dụng ngôn ngữ khác, bạn sẽ ở một vị trí cao hơn so với số đông ứng viên.

Tại sao nên chọn Du học ngành Logistics ?

Thuận lợi về ngành nghề
Khả năng điều phối mà Dịch vụ Logistics mang lại cho nền kinh tế không hề nhỏ, chính vì vậy nó hứa hẹn một tương lai sáng cho cơ hội tuyển dụng việc làm.  Khi nền kinh tế quốc gia ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, ngành Logistics cũng theo đó mở ra vô vàn cơ hội việc làm cho sinh viên. Lựa chọn Du học ngành Logistics sẽ giảm thiểu khả năng thất nghiệp của bạn đến một mức độ nhất định.

Đặc thù riêng biệt 
Ngoài tiềm năng nghề nghiệp với mức lương hứa hẹn, học tập ngành Logistics cũng có nhiều điểm thú vị. Nếu bạn là người có tầm nhìn xa, khả năng phán đoán tốt thì Logistics chính là ngành học bạn nên cân nhắc theo đuổi. 

Bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều lĩnh vực đa dạng giúp các bạn có vốn kiến thức rộng, có khả năng làm việc ở nhiều vị trí. Hơn nữa, cơ hội trải nghiệm môi trường kinh doanh quốc tế là một trong những lý do thú vị nhất để bạn theo học ngành. Thông thường, bạn sẽ phát triển những mối quan hệ với các đối tác chuyên nghiệp trên thế giới bởi lĩnh vực Logistics luôn gắn liền với những giao dịch mua bán quốc tế.

Nên du học Logistic ở đâu?

Du học ở nước nào?
Du học ngành Logistics nước nào tốt? Theo tìm hiểu, một vài lựa chọn cho những ai có ý định Du học ngành nghề này chính là nước Úc.  

Du học Úc ngành Logistic và Supply Chain
Trên thế giới, Úc là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo. Nền giáo dục của nước Úc phát triển, cùng với những chính sách định cư mở rộng từ chính phủ, sinh viên được phép làm thêm trong quá trình học và nhu cầu lao động cao tại quốc gia này đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu sinh viên từ khắp nới trên thế giới đến, sinh sống và học tập tại đây.

Xem thêm: Du học Úc ngành logistic và Supply Chain

Quản lý dây chuyền cung ứng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất ở Úc và là một ngành đang cực khát nguồn nhân lực ở Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về ngành học này và chọn cho mình 1 chương trình học phù hợp nhất, liên hệ với VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!