Sở hữu một tấm bằng thạc sỹ tại nước ngoài là mong muốn của nhiều sinh viên Việt Nam có năng lực và tham vọng hơn với tương lại của mình. Và du học Phần Lan đang là điểm đến được quan tâm nhiều nhất bởi lợi thế về chất lượng giáo dục và cuộc sống an toàn và sôi động tại đây. Để du học thạc sĩ tại Phần Lan có cần kinh nghiệm hay không và cần bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào ngành học và hệ thống trường đại học bạn chọn. Những thông tin mà VNPC cung cấp dưới đây sẽ hữu ích hơn cho bạn.

Học thạc sỹ tại Phần Lan có cần kinh nghiệm hay không?

Điều kiện du học Thạc Sĩ tại Phần Lan

Ở Phần Lan, có hai loại trường đại học chính mà sinh viên quốc tế có thể lựa chọn để theo học chương trình thạc sĩ: các trường đại học nghiên cứu (University) và các trường đại học khoa học ứng dụng (University of Applied Sciences, hay còn gọi là UAS hoặc Polytechnics).

Đại Học Nghiên Cứu (University): Các trường đại học nghiên cứu ở Phần Lan thường tập trung vào giảng dạy và nghiên cứu cao cấp. Chương trình thạc sĩ tại các đại học này thường mang tính chất nghiên cứu sâu rộng, hướng tới việc phát triển kiến thức và kỹ năng nghiên cứu.

Đại Học Khoa Học Ứng Dụng (University of Applied Sciences): Các trường đại học khoa học ứng dụng tập trung hơn vào việc áp dụng kiến thức trong thực tế và chuẩn bị sinh viên cho sự nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp. Chương trình thạc sĩ tại UAS thường có tính ứng dụng cao và thường kết hợp giảng dạy lý thuyết với các dự án thực tế, thực tập nghề nghiệp, và hợp tác với doanh nghiệp.

Khi quyết định lựa chọn giữa các loại trường, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu sự nghiệp và phong cách học tập của mình. Đại học nghiên cứu thường phù hợp cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, hoặc các vị trí quản lý cao cấp. Đại học khoa học ứng dụng thường phù hợp cho những người muốn chuẩn bị cho công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp. Hai hệ thống các trường đại học này đều cho các bạn bằng cấp có giá trị như nhau và được công nhận trên toàn thế giới. Dưới đây là một số điều kiện để đi du học Thạc Sĩ tại Phần Lan:

Điều kiện về học lực:

– Đã tốt nghiệp đại học với chương trình học có liên quan với ngành học định đăng ký học thạc sĩ tại Phần Lan.

– Điểm trung bình các môn học phải từ 7.0 trở lên.

– Kỹ năng ngôn ngữ tốt

Điều kiện về ngoại ngữ:

– IELTS: 6.5 trở lên

– TOEFL iBT: 92 điểm trở lên

Học thạc sỹ tại trường đại học nghiên cứu

Các chương trình thạc sỹ bằng tiếng Anh ở Phần Lan ở các trường đại học (University of Helsinki, Aalto University, University of Turku…)  thường KHÔNG yêu cầu kinh nghiệm vì sau đó bạn sẽ được cấp bằng thạc sỹ khoa học (master of science đối với các ngành công nghệ và kinh tế), thạc sỹ nghệ thuật (master of arts với các ngành nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc), thạc sỹ xã hội học (master of social sciences). Các chương trình thạc sỹ đều miễn học phí.

Sinh viên Phần Lan thường học thẳng từ bachelor lên master theo khung học 5 năm của Châu Âu (3 năm cử nhân và 2 năm thạc sỹ). Kinh nghiệm vì thế hầu như không hoặc chỉ hơi ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển. Một vài chương trình như marketing hay entrepreneurship họ có thể cộng thêm điểm cho những người có kinh nghiệm. Tuy vậy, điểm xét tuyển chủ yếu vẫn phụ thuộc vào mức độ phù hợp ngành, bằng cử nhân, điểm GPA, Gmat (Gre) (nếu trường yêu cầu) và interviews (nếu có). Các bạn sẽ không phải thi đầu vào mà chỉ nộp hồ sơ rồi đợi kết quả thôi.

Học thạc sỹ ở các trường đại học ứng dụng (University of Applied Sciences)

Chương trình thạc sỹ tại các trường đại học ứng dụng thường yêu cầu ít nhất 3 năm kinh nghiệm vì các ngành học chủ yếu tập trung vào đào tạo nghiệp vụ thực tế và ít lý thuyết hơn bên phía đại học nghiên cứu. Những ngành học thường thấy ở các trường này thường liên quan đến dịch vụ như khách sạn du lịch, chăm sóc sức khoẻ, y tế công cộng, quản lý công nghiệp, thông tin, thể thao… Với những bạn học những ngành này, không có cách nào để thương lượng nếu kinh nghiệm ít hơn 3 năm. Kinh nghiệm làm việc này thường sẽ tính từ ngày bạn tốt nghiệp cử nhân cho đến ngày 31/7 của năm bạn đăng ký học thạc sỹ.

Một lưu ý nữa đó là chương trình thạc sỹ ở các trường này rất chú trọng về thực hành, thường chỉ có 60 - 90 credits (sẽ có thể là vấn đề nếu bạn muốn học tiếp lên tiến sỹ, nhưng bằng thạc sỹ này có giá trị tương đương (để tính lương) với bằng thạc sỹ ở các trường nghiên cứu khi đi làm công sở), nên thời gian học chỉ 1-1.5-3 năm. Yêu cầu tiếng Anh có thể thấp hơn ở các trường đại học nghiên cứu nhưng có một kỳ thi đầu vào thạc sỹ bằng cách đọc trước tài liệu, thi viết và thảo luận nhóm. Kỳ thi này có thể không được tổ chức ở nước ngoài nên bạn phải qua Phần Lan thi.

Chi phí du học thạc sĩ tại Phần Lan

Chi phí du học thạc sĩ tại Phần Lan sẽ bao gồm một số khoản chính như học phí, chi phí sinh hoạt hàng ngày, xin thẻ cư trú, và chứng minh tài chính. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về những chi phí này:

Học Phí:

Học phí tại Phần Lan có thể biến động tùy thuộc vào chương trình và trường học. Các chương trình thạc sĩ thường có học phí từ khoảng 8,000 đến 25,000 EUR mỗi năm. Học phí có thể cao hơn nếu bạn chọn các chương trình chuyên sâu hoặc tại các trường đại học nghiên cứu.

Chi Phí Sinh Hoạt Hàng Ngày:

Chi phí sinh hoạt hàng ngày bao gồm chi phí ăn, sinh hoạt, đi lại, và các chi phí khác. Ước lượng này thường là khoảng 700 - 1,000 EUR mỗi tháng, tùy thuộc vào địa điểm sống và lối sống của bạn.

Xin Thẻ Cư Trú:

Khi du học tại Phần Lan, bạn cần xin thẻ cư trú (Residence Permit). Chi phí xin thẻ cư trú cũng phụ thuộc vào loại thẻ và thời gian cư trú. Thông thường, chi phí này là khoảng 100 - 150 EUR.

Chứng Minh Tài Chính:

Khi xin visa du học, bạn sẽ cần chứng minh có đủ tài chính để trang trải chi phí học phí và sinh hoạt. Số tiền cần chứng minh thường dao động, nhưng có thể là khoảng 6,000 - 10,000 EUR mỗi năm.

Du học thạc sĩ tại Phần Lan nên học ngành nào?

Phần Lan cung cấp nhiều chương trình thạc sĩ đa dạng trải rộng nhiều lĩnh vực, từ khoa học và công nghệ đến nghệ thuật và kinh doanh. Dưới đây là một số ngành học thạc sĩ phổ biến tại Phần Lan:

Khoa Học Công Nghệ và Kỹ Thuật:

  • Công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin.
  • Khoa học dữ liệu.
  • Kỹ thuật điện tử và viễn thông.

Quản Trị Kinh Doanh và Kinh Doanh Quốc Tế:

  • Quản trị kinh doanh.
  • Quản lý dự án.
  • Quản lý nguồn nhân lực.
  • Kinh doanh quốc tế.
  • Tài chính và kế toán.

Nghệ Thuật và Thiết Kế:

  • Nghệ thuật và quản lý đa phương tiện.
  • Thiết kế công nghiệp và sản phẩm.

Kiến trúc.

  • Thị giác và thiết kế truyền thông.

Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn:

  • Quản lý dịch vụ xã hội.
  • Tâm lý học ứng dụng.
  • Quốc tế học.
  • Nhân văn hóa.

Khoa Học Tự Nhiên và Môi Trường:

  • Khoa học môi trường.
  • Quản lý tài nguyên tự nhiên.
  • Sinh học phân tử.
  • Hóa học.

Chăm sóc Sức khỏe và Y học:

  • Quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Nghiên cứu y học.
  • Quản lý y tế công cộng.
  • Giáo Dục và Đào Tạo:
  • Giáo dục quốc tế.
  • Quản lý giáo dục.
  • Tâm lý học giáo dục.

Nông Nghiệp và Rừng:

  • Quản lý rừng và môi trường.
  • Nông nghiệp bền vững.

Khoa Học Dữ Liệu và Trí Tuệ Nhân Tạo:

  • Khoa học dữ liệu.
  • Trí tuệ nhân tạo.

Những ngành học trên đều thể hiện sự đa dạng và sâu sắc trong lựa chọn chương trình thạc sĩ tại Phần Lan. Sinh viên có nhiều cơ hội để theo đuổi sự nghiệp theo đúng hướng mong muốn của họ.

>> Có thể bạn muốn biết:
Du học nghề Úc
Du học Úc cần bao nhiêu tiền
Xin visa du học Úc
Du học Úc ngành công nghệ thông tin
Du học Mỹ tốn bao nhiêu tiền
Du học Canada nên học ngành gì