Canada trong những năm gần đây đã và đang trở thành điểm nóng trên “bản đồ du học thế giới”. Điểm khác biệt lớn và nổi bật nhất của nền giáo dục Canada chính là các chương trình Co-op – làm việc thực tế ngay trong thời gian học. Nếu sinh viên quan tâm đến du học Canada 2018 tại tỉnh bang British Columbia, VNPC sẽ giới thiệu trường Thompson Rivers University

Thompson Rivers University tự hào là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất của tỉnh bang British Columbia, Canada có các chương trình Co-op được tính tín chỉ. Sinh viên tại đây sẽ vừa học lý thuyết vừa nâng cao kỹ năng làm việc vừa có thể gia tăng tốc độ ra trường và tốt nghiệp theo mong muốn.

Chương trình co-op hưởng lương lên tới 4000 CAD cùng Thompson Rivers University

1. Chương trình Co-op là gì?
Chương trình Co-op là tên gọi tắt của Co-operative Education Programs là một chương trình được xem như một môn học có tín chỉ để tính vào tổng số tín chỉ cần đạt để tốt nghiệp một chương trình cử nhân. Đây là loại chương trình vừa học vừa làm rất phổ biến tại các trường cao đẳng và đại học Canada.

Tại Thompson Rivers University (TRU) hiện có hàng trăm sinh viên đang tham gia vào các chương trình này, đây là dạng chương trình kết hợp các học phần lý thuyết đã học tại trường với các trải nghiệm làm việc toàn thời gian có trả lương bên ngoài trường, giúp cho các sinh viên ứng dụng được các kiến thức và kỹ năng được học trong trường vào môi trường làm việc thực tế, làm gia tăng cơ hội và khả năng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

Ưu điểm chương trình co-op tại TRU:

- Làm việc thực tế liên quan đến ngành học và có trả lương
- Được tích kỹ tín chỉ để tốt nghiệp
- Kiếm trung bình từ $ 2,400– $ 3,000 mỗi tháng và có thể lên tới $ 4,000/ tháng
- Tối đa hóa cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
- Chọn từ các vị trí co-op ở các thành phố trên khắp Canada
- Văn phòng TRU Co-op chuẩn bị và hướng dẫn sinh viên phỏng vấn với các vị trí công việc khác nhau.
- Học sinh hoàn thành một chương trình học hai năm tối thiểu có thể ở lại Canada để làm việc cho đến hai năm sau khi tốt nghiệp.

2. Những ngành nào có chương trình Co-op? 
Các sinh viên làm Co-op tại Thompson Rivers University có nhiều lựa chọn đa dạng đối với các chương trình Co-op, tùy theo lãnh vực học tập của họ. Họ có thể làm Co-op như một người phân tích tài khoản (Account Analyst), một trợ lý về nghiên cứu (Research Assistant), một lập trình viên (Programmer) hoặc một trợ lý cho các nhà sinh học (Junior Biologist) hay một họa viên kiến trúc (Architetural Drafting Assistant),v.v…

Các ngành tại TRU có các chương trình Co-op là Arts, Computing Technology, Architechtural & Engineering Technology; Business Administration, Sciences và Tourism.

3. Làm thế nào để đăng ký tham gia chương trình Co-op?
Các sinh viên thuộc các ngành học trên có thể liên hệ với văn phòng chuyên trách về Co-op của trường để được tư vấn và thông tin về lịch đăng ký, loại chương trình và tiêu chuẩn tuyển chọn. Việc tuyển chọn sinh viên cho các chương trình Co-op là rất cạnh tranh vì tùy thuộc vào số chỗ giới hạn mà nhà tuyển dụng cần.

Điều kiện trước tiên để tham gia chương trình Co-op là phải hoàn tất Khóa học Co-op 1000 đây là khóa học mà các sinh viên Co-op cần phải tham gia và vượt qua thành công trước khi tham gia vào các học kỳ làm việc (work term). Khóa học này bao gồm các chủ đề về phát triển nghề nghiệp nhằm cung cấp cho các sinh viên một nền tảng vững chắc trước khi bước vào quy trình xin việc cho kỳ làm việc đầu tiên của họ.

4. Học kỳ làm việc Co-op (Co-op work term) là gì? 
Mỗi Co-op work term được kể như một khóa học có tín chỉ tự chọn (elective credits) mà các sinh viên phải đăng ký và trả học phí khi họ chấp nhận thư mời làm việc của các nhà tuyển dụng tham gia chương trình. Mỗi work term là kỳ làm việc toàn thời gian, có trả lương $ 2,400– $ 3,000 mỗi tháng và có thể lên tới $ 4,000/ tháng).

Kì co-op có thể kéo dài 4, 8 hoặc 12 tháng tùy theo nhu cầu của nhà tuyển dụng và tình trạng của sinh viên. Các work term bắt đầu vào các tháng 1, 5 và 9 hàng năm. Cuối mỗi work term, căn cứ vào nhận xét của nhà tuyển dụng, nhà trường sẽ đánh giá học sinh qua cơ hội học tập này và phê chuẩn số tín chỉ mà sinh viên được nhận khi hoàn tất thành công work tem (từ 3-6 tín chỉ, tùy chương trình) để tính vào tổng số tín chỉ cần để tốt nghiệp. Đây được kể là các tín chỉ của môn tự chọn (elective credits).

Các sinh viên đã có đủ các tín chỉ tự chọn theo yêu cầu tốt nghiệp, vẫn có thể đăng ký tham gia tiếp tục chương trình Co-op, khi đó các tín chỉ được trao qua chương trình co-op sẽ gọi là tín chỉ bổ sung (additive credits), và như vậy sinh viên sẽ tốt nghiệp với số tín chỉ vượt yêu cầu tốt nghiệp và sẽ có nhiều thuận lợi khi xin việc làm sau khi ra trường.

Các sinh viên tham gia Co-op vừa phải hoàn tất chương trình học lý thuyết của mình vừa hoàn tất các kỳ work term mà họ đăng ký và như thế mỗi người phải có một lịch học tập và làm việc xen kẽ nhau một cách phù hợp để có thể đảm bảo khối lượng học tập của mình.

Để biết thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo, các ngành có co-op tại đại học Thompson Rivers, mời bạn liên hệ với Văn phòng Tư vấn du học VNPC. Với kinh nghiệm hơn 10 năm về tư vấn du học và định cư Canada, VNPC sẽ là người đồng hành tin cậy của phụ huynh và học sinh!