Với học sinh dưới 18 tuổi du học tại Phần Lan, việc bảo trợ học sinh là bắt buộc. Tờ khai ủy quyền từ cha mẹ học sinh/ nhận ủy quyền của đơn vị hoặc cá nhân bảo trợ học sinh cần có công chứng hoặc có chứng nhận chữ ký của chính quyền địa phương do cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp ký chấp nhận trao quyền giám hộ cho người bảo lãnh tại Phần Lan và nêu rõ họ tên người giám hộ ở Phần Lan và người này thực hiện nhiệm vụ thay thế cha mẹ đứa trẻ trong các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu hoặc cần sự can thiệp đột xuất. Vậy làm sao để đăng ký giám hộ cho con khi đi du học Phần Lan ở tuổi dưới 18? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
1. Vai trò của người giám hộ du học Phần Lan
Người Giám Hộ/Người Chăm Sóc là một người độc lập mà du học sinh Phần Lan có thể trông cậy để được hướng dẫn, khuyên bảo và hỗ trợ về nhiều vấn đề khác nhau kể cả tiến bộ về học vấn, kèm học, phúc lợi cá nhân, các vấn đề xã hội và tình cảm, hướng dẫn tài chánh, sự an toàn và an ninh nói chung. Một thành phần không thể thiếu được là tạo mối quan hệ được tín nhiệm với học sinh. Việc này chỉ có thể đạt được qua sự thăm viếng đều đặn, có tính cách cá nhân và được duy trì lâu dài và qua sự liên lạc với nhau bằng điện thoại.
2. Những người có thể giám hộ du học sinh Phần Lan là những ai?
- Học sinh có thể sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
- Sống cùng một người họ hàng trên 21 tuổi, có nhân cách lý lịch tốt, được cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đề cử và được Bộ Di trú chấp thuận. Người họ hàng này có thể là một trong những người sau: ông bà nội ngoại, cô, chú, bác, cậu, anh, chị, em, cháu trai, cháu gái…
- Học sinh có thể sống cùng một người giám hộ theo sự sắp xếp của trường học. Ví dụ phổ biến nhất trong trường hợp này là ở nhà homestay (ở cùng gia đình người bản xứ). Đôi khi, du học sinh cũng có thể sống với bên thứ ba được đề cử, ví dụ như bạn bè của gia đình hoặc một người họ hàng xa. Những người này phải trên 25 tuổi, có nhân cách lý lịch tốt, phải được chấp thuận bởi trường học.
- Tất cả những người giám hộ đều phải có quyền cư trú hợp pháp tại Úc cho đến khi học sinh đủ 18 tuổi hoặc cho đến khi visa của du học sinh hết hạn, tùy trường hợp nào xảy ra trước.
3. Có nên chọn giám hộ là nhân viên trong trường?
Tùy theo nhu cầu của cá nhân và phụ huynh, việc lựa chọn giám hộ là nhân viên nhà trường hay hiệu trưởng nhà trường cũng thường xuyên xảy ra. Do đó, khi chọn người giám hộ cho con, Quý phụ huynh nên xem xét kỹ lưỡng dịch vụ giám hộ cũng như khả năng của người giám hộ. Ví dụ, có một vài trường ở Phần Lan bổ nhiệm Hiệu trưởng, nhân viên trường hoặc nhân viên một trường khác làm người giám hộ cho con bạn. Bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây trước khi đồng ý cho nhân viên của trường là người giám hộ cho con mình:
- Nhân viên trường có nói được tiếng Việt không?
- Bạn có nói chuyện dễ dàng với họ khi bạn có thắc mắc hay có vấn đề quan tâm cần giải đáp không?
- Con bạn có thể giao tiếp dễ dàng với nhân viên của trường không?
- Nhân viên trường có thời gian dành cho con bạn không?
- Con bạn sẽ điện thoại cho ai những khi cần giúp đỡ ngoài giờ học ở trường, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ?
- Nếu bạn hay con bạn muốn phản ảnh về trường thì người giám hộ có phản ánh một cách khách quan tới trường hay không?
- Trong trường hợp khẩn cấp, nhân viên của trường có đến bệnh viện với con bạn không, họ sẽ truyền đạt lại với bạn như thế nào khi họ không nói được tiếng Việt?
Chính vì vậy, nếu cha mẹ không thể đến Phần Lan giám hộ cho con và gia đình không có người thân ở Phần Lan thì có thể chọn nhà trường, các công ty giám hộ để đảm bảo an tâm trong thời gian con mình ở Phần Lan. Nếu trong quá trình con đi du học và đang đau đầu về dịch vụ giám hộ hợp pháp, quý phụ huynh có thể liên hệ với VNPC để được hỗ trợ và tư vấn bạn nhé!