Giống như nhiều “điểm nóng” du học khác, Hà Lan vẫn luôn dành nhiều cơ hội sinh sống và làm việc sau tốt nghiệp cho du học sinh quốc tế. Theo luật, sinh viên được phép ở lại Hà Lan 1 năm để tìm kiếm công việc và làm việc để được xét định cư nếu bạn có thể duy trì một công việc ổn định trong vòng 5 năm. Nhìn chung, việc định cư khó hay dễ đều tùy thuộc vào khả năng cũng như sự chủ động của mỗi du học sinh. Cùng VNPC tìm hiểu về cơ hội định cư Hà Lan sau tốt nghiệp qua bài viết dưới đây!
1. Cơ hội định cư Hà Lan sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình Đại học và Thạc sỹ tại Hà Lan, sinh viên quốc tế ngoài khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại làm việc một năm với tư cách là di dân có tay nghề cao. Năm làm việc này được gọi là "Orientation Year" (Năm định hướng) trong tiếng Anh hay "Zoekjaar hoogopgeleiden" trong tiếng Hà Lan.
Các em có thể đi làm cho các công ty tại đây hoặc start up - khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Sau thời gian đó 01 năm này, các em có thể xin định cư với tư cách di dân có tay nghề cao nếu đáp ứng những điều kiện quy định.
Những điều cần lưu ý để ở lại làm việc tại Hà Lan sau tốt nghiệp
Có thể mở rộng năm định hướng không?
Năm định hướng được tính từ thời điểm em được cấp bằng tốt nghiệp, em có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc năm định hướng tại thời điểm gần kết thúc khóa học ở một trường được công nhận của Hà Lan.
Sinh viên đến từ các nước ngoài khu vực châu Âu có thời gian 3 năm kể từ thời điểm nhận bằng tốt nghiệp để được hưởng chính sách này. Việc mở rộng thời gian áp dụng lên đến 3 năm cho phép sinh viên có thể trở về nước hoặc đi du lịch trước khi bắt đầu công việc.
Có được đưa người nhà sang cùng trong năm này không?
Được phép, tuy nhiên, nếu muốn đưa vợ/chồng sang Hà Lan trong thời gian này em phải chứng minh đủ tài chính theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND). Còn nếu chỉ mình em ở lại sau khi tốt nghiệp, thì em không cần phải chứng minh tài chính. Đồng thời, trong năm định hướng này em không được hưởng dịch vụ an ninh xã hội ở Hà lan.
Có thể xin giấy phép năm định hướng nhiều lần không?
Em có thể xin làm việc năm định hướng nhiều lần với điều kiện sau khi kết thúc năm định hướng đầu tiên em phải theo học một khóa học khác lấy bằng kế tiếp.
Có được phép ở lại Hà Lan sau khi kết thúc năm định hướng?
Khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn, em phải tìm được việc làm, giấy phép này sẽ được chuyển sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Khi chuyển sang hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho em.
Nếu em tốt nghiệp thạc sĩ từ một chương trình được CROHO công nhận hoặc có bằng tiến sĩ em có thể ở lại và làm việc tại Hà Lan. Mức lương trung bình ở Hà Lan là 27,336 mỗi năm. Theo quy định nếu dưới 30 tuổi em phải có công việc với mức lương trên €38,141 mỗi năm em có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề cao (kennismigrant). Trường hợp vượt quá 30 tuổi em phải có lương €52,010 mỗi năm.
Xem thêm: Săn học bổng du học úc
2. Điều kiện để định cư Hà Lan
Các công dân từ nước khác có cơ hội thường trú lâu dài, định cư Hà Lan nếu vượt qua được một kì thi đặc biệt mà quốc gia này tổ chức. Bài thi này để kiểm tra sự hiểu biết của bạn về đất nước Hà Lan, dựa trên các khía cạnh văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, kinh tế. Dù chính sách nhập cư tại Hà Lan không dễ dàng, nhưng chính phủ luôn tạo điều kiện chào đón những công dân tốt, hiểu biết về đất nước họ, hoà nhập để góp phần đưa xã hội, đất nước phát triển hơn.
Khi sinh sống tại Hà Lan trong thời gian dài, có thể xin giấy tờ để nhập tịch Hà Lan, với điều kiện:
- Trên 18 tuổi.
- Có giấy cư trú hợp pháp tại Hà Lan, hoặc các nước Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten of Sint Eustatius trong 5 năm liên tục.
- Đã có giấy phép cư trú không thời hạn tại Hà Lan.
- Không bị mắc phải các mức án bất kì, dù là án treo hay án phạt trong vòng 4 năm gần nhất.
- Từ bỏ quốc tịch hiện tại. Hoặc nếu kết hôn với công dân Hà Lan thì bạn được phép có song song hai quốc tịch.
- Khi muốn định cư Hà Lan, các vấn đề xin định cư khi đưa ra cần đảm bảo chính xác, có thực, có sức thuyết phục để nâng cao cơ hội được nhận visa sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể liên hệ với các bên Công ty làm dịch vụ để nâng cao khả năng được nhận visa định cư thành công hơn.
- Những điều kiện để xin định cư Hà Lan chủ yếu dựa trên lý do xin định cư là chính đáng, cần thiết và công dân có đủ khả năng chứng minh tất cả đều nêu trên là thật. Ngoài ra yếu tố có người thân đang định cư tại Hà Lan, hoặc đã là công dân Hà Lan cũng rất cần thiết để nâng cao cơ hội được định cư.
Hồ sơ xin định cư Hà Lan về cơ bản bao gồm các loại thủ tục sau:
- Có hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng.
- Đơn khai xin cấp visa định cư Hà Lan do Đại sứ quán Hà Lan cung cấp.
- Tờ đơn xin làm người bảo lãnh cho thân nhân sang định cư, do bên bảo lãnh thực hiện.
- Ảnh chân dung cỡ hộ chiếu, phông nền trắng, được chụp trong thời gian gần đây.
- Giấy mời nhập cảnh Hà Lan do bên Cơ quan di trú Hà Lan cấp cho.
- Giấy khám sức khỏe, không mắc các căn bệnh truyền nhiễm, sức khỏe tốt, đảm bảo để có thể định cư, sinh sống và làm việc tại Hà Lan.
- Hồ chứng minh năng lực tài chính của cả 2 bên người bảo lãnh và người xin định cư, đảm bảo có đủ khả năng để sinh sống và làm việc lâu dài.
- Xác minh chỗ ở sẽ đến sinh sống khi sang Hà Lan, có thể là nhà của người bảo lãnh hoặc nhà mới, nhà thuê…
Thời gian tới, VNPC sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về du học Hà Lan của bạn, đồng thời cung cấp thêm những thông tin, cơ hội cực kỳ tuyệt vời tới cho tất cả du học sinh Hà Lan tương lai tại Việt Nam. Để được đánh giá hồ sơ và xây dựng lộ trình nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia giáo dục của VNPC ngay hôm nay bạn nhé!
Xem thêm: Du học new zealand