Du học Hà Lan sinh viên quốc tế không chỉ được học tập ở một trong những môi trường chất lượng giáo dục xuất sắc nhất thế giới với chi phí hợp lý mà còn có cơ hội được trải nghiệm nền văn hóa độc đáo, đa dạng của châu Âu. Vậy có nên đi du học Hà Lan không? Điều kiện du học Hà Lan là gì? Chi phí du học ra sao? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây của trung tâm tư vấn du học VNPC nhé.
Những ưu điểm khi du học Hà Lan?
Hà Lan được biết đến là quốc gia của những bộ óc sáng tạo với nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhà lãnh đạo tiến bộ ở lục địa châu Âu. Dưới đây là những lý do bạn nên đi du học ở Hà Lan mà không phải quốc gia khác:
-
Chất lượng giáo dục xuất sắc: Hệ thống giáo dục của Hà Lan nổi tiếng thế giới nhờ chất lượng giảng dạy xuất sắc. Theo bảng xếp hạng của Times Higher Education năm 2022 Hà Lan có tới 12 trường đại học lọt top 200 trường tốt nhất thế giới.
-
Khóa học đa dạng: Hà Lan có hơn 2.100 khóa học đa ngành ở các bậc cử nhân và sau đại học bằng tiếng Anh. Đây cũng là quốc gia có nhất các khóa đào tạo bằng tiếng Anh nhất trong số các quốc gia có tiếng mẹ đẻ khác tiếng Anh.
-
Chi phí phải chăng: Mặc dù chương trình đào tạo ở Hà Lan đều đạt chất lượng cao nhưng chi phí du học Hà Lan lại khá phải chăng, chỉ khoảng 450 triệu/năm.
-
Môi trường học tập quốc tế: Năm 2019 Hà Lan có hơn 122.000 sinh viên quốc tế đến du học và con số này có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Du học Hà Lan đồng nghĩa với việc bạn sẽ được phát triển tư duy, quan điểm cởi mở và tăng khả năng định hướng quốc tế.
-
Cơ hội việc làm rộng mở: Du học sinh sẽ được tiếp cận với nhiều cơ hội thực tập và việc làm nhờ vào mối quan hệ đối tác giữa các trường đại học Hà Lan với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
-
Du sinh được phép làm thêm: Sinh viên quốc tế được phép làm thêm 16 giờ/tuần trong học kỳ học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ
-
Nâng cao trình độ tiếng Anh: Du học Hà Lan nói tiếng gì? Hà Lan là quốc gia nói tiếng Anh thành thạo thứ 3 ở thế giới. Nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế ở Hà Lan chọn tiếng Anh là ngôn ngữ hoạt động. Vì vậy, du học sinh có thể dễ dàng giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại Hà Lan
-
Thủ tục du học không phức tạp: Hồ sơ du học đơn giản, thủ tục dễ dàng và tỉ lệ đậu visa cao. Sinh viên quốc tế không cần chứng minh tài chính du học Hà Lan.
-
Được tư do đi lại 26 nước Châu Âu: Hà Lan là một quốc gia thuộc khối Schengen, cho phép bạn tự do di chuyển giữa 26 nước thành viên mà không cần visa trong suốt thời gian học. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những bạn trẻ đam mê học hỏi và khám phá thế giới. Hãy thử tưởng tượng, trong 4 năm đại học, bạn có thể du lịch khắp 26 quốc gia châu Âu, khám phá 26 nền văn minh và tiếp cận 26 nền văn hóa khác nhau. Đây là trải nghiệm độc đáo mà chỉ có du học tại châu Âu mới mang lại.
Tổng quan hệ thống giáo dục Hà Lan
Hệ thống giáo dục Hà Lan phổ cập từ 5 đến 16 tuổi với ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Hà Lan. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng nhiều trường và trường đại học giảng dạy bằng tiếng Anh. Học sinh ở Hà Lan phải trải qua 8 năm tiểu học, 4-6 năm trung học tùy từng trường. Sau đó, họ được quyền lựa chọn học nghề hoặc học đại học. Mỗi cấp bậc trong hệ thống giáo dục Hà Lan đều có trường công lập và tư thục, trong đó, đa số đơn vị tư thục đều hoạt động dựa trên các nguyên tắc tôn giáo hoặc hệ tư tưởng.
Giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục thiết kế cho trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 12, mang tính chất bắt buộc cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Đa số các trường tiểu học vẫn giảng dạy bằng tiếng Hà Lan nhưng vẫn còn một số trường tiểu học giảng dạy song ngữ.
Tại đây, học sinh được dạy bằng tiếng Anh từ 30- 50% thời gian 1 ngày học ngay từ khi 4 tuổi. Loại hình giáo dục này đang được nghiên cứu và thử nghiệm ở hơn 17 trường tiểu học tại xứ sở hoa tulip.
Giáo dục trung học
Khi đến 12 tuổi, học sinh Hà Lan sẽ lựa chọn một trong những chương trình giáo dục trung học dưới đây:
-
Giáo dục THPT đại trà
Thời gian đào tạo 5 năm. Đây là cửa ngõ để nộp đơn vào các trường Đại học Khoa học Ứng dụng. Các trường THPT này có 5 lớp và học sinh có thể nộp đơn xin chuyển sang dự bị đại học.
Chương trình giảng dạy cốt lõi của THPT trong 3 năm thấp hơn dự bị. Sau đó, học sinh có thể chọn giữa 4 hướng gồm khoa học & công nghệ, khoa học & sức khỏe, kinh tế & xã hội, văn hóa & xã hội. Học sinh THPT đại trà tại Hà Lan cũng được học 2 môn liên kết với tổ hợp đã chọn và dự 7 kỳ thi để lấy bằng tốt nghiệp.
-
Giáo dục dự bị đại học
Thời gian đào tạo 6 năm và bằng tốt nghiệp được chấp nhận vào một trường đại học nghiên cứu. Một vài trường, đặc biệt là các trường gần biên giới với Đức dạy một nửa số lớp học bằng tiếng Đức, còn những trường khác có cả lớp tiếng Anh và tiếng Hà Lan. Sau khi hoàn thành chương trình giảng dạy cốt lõi, học sinh chọn 1 trong 4 cụm môn học hoặc hồ sơ được giảng dạy ở cấp cao hơn so với các trường THPT đại trà.
Giáo dục dự bị đại học được chia thành 2 chương trình gồm Atheneum và Gymnasium. Trong đó, chương trình của Atheneum gồm tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh bắt buộc. Tuy nhiên, đây không phải cấp học chính thức và không thể tìm được ở khắp xứ sở hoa tulip.
-
Giáo dục trung cấp nghề dự bị
Thời gian đào tạo 4 năm, cung cấp chương trình giáo dục trước khi học nghề. Hiện, có tới 60% học sinh Hà Lan lựa chọn trung cấp nghề dự bị. Các trường này sẽ đào tạo về lịch sử, ngôn ngữ, toán học, nghệ thuật và khoa học. Sau khi hoàn thành chương trình kết hợp hoặc lý thuyết, sinh viên cũng có thể tiếp tục học THPT đại tra
Giáo dục đặc biệt và đào tạo thực hành
Bên cạnh giáo dục tiểu học và THPT chính thống, hệ thống giáo dục Hà Lan còn có các trường tiểu học và trung học đặc biệt. Những trường này dành cho các học sinh cần hỗ trợ chỉnh hình. Họ theo học một trường đặc biệt dành cho học sinh tiểu học.
Với những học sinh chưa có bằng tốt nghiệp chương trình giáo dục trung cấp nghề dự bị cũng như không được hỗ trợ thêm trong thời gian dài sẽ có khóa đào tạo thực tế. Hình thức giáo dục đặc biệt này trang bị cho học sinh những kỹ năng, kiến thức ứng dụng vào thị trường lao động.
Giáo dục ứng dụng trung cấp
Người Hà Lan sử dụng cụm từ “middelbaar beroepsonderwijs” - MBO, để nói về chương trình giáo dục và đào tạo trung cấp nghề VET(Vocational Education and Training). Chương trình này của Hà Lan bao gồm:
-
Regionale Opleidingencentra (ROCs): Các trường đào tạo đa lĩnh vực, cung cấp chương trình VET ở các chuyên ngành như công nghệ, kinh tế, dịch vụ cá nhân/cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
-
Các trường VET nông nghiệp: Cung cấp chương trình giáo dục trung cấp nghề dự bị và VET chuyên ngành nông nghiệp và công nghệ thực phẩm.
-
Các trường đại học VET chuyên sâu: Cung cấp các chương trình học về các ngành chuyên sâu đặc trưng như thiết kế đồ họa, sơ chế thực phẩm, trang trí nhà, trang trí đồ nội thất và giao thông vận tải.
Giáo dục đại học
Tại Hà Lan có 2 kiểu chương trình đại học, bao gồm định hướng nghiên cứu và định hướng chuyên sâu nghề nghiệp. Trong đó, định hướng nghiên cứu thường được giảng dạy tại các trường đại học nghiên cứu. Còn định hướng chuyên sâu nghề nghiệp được giảng dạy bởi các trường đại học về khoa học ứng dụng.
-
Đại học Nghiên cứu: Tập trung vào khía cạnh lý thuyết của ngành học và trang bị cho sinh viên kiến thức để thực hiện nghiên cứu độc lập. Các chương trình này đào tạo bậc cử nhân hoặc thạc sĩ. Ngoài ra, tại các trường đại học nghiên cứu, sinh viên còn có thể theo học văn bằng tiến sĩ.
-
Đại học Khoa học ứng dụng: Trang bị cho sinh viên kiến thức về những ngành nghề cụ thể và thường thiên về định hướng thực tiễn. Các chương trình này sẽ đào tạo bậc cử nhân hoặc thạc sĩ.
Điều kiện du học Hà Lan
Du học Hà Lan cần điều kiện gì? Mỗi trường và bậc đào tạo sẽ có những điều kiện khác nhau về trình độ học vấn, tài chính,... Cụ thể:
-
Dự bị đại học: Tốt nghiệp THPT, IELTS tối thiểu 5.0
-
Đại học: Tốt nghiệp THPT, IELTS tối thiểu 6.0 trở lên
-
Thạc sĩ: Có bằng đại học chuyên ngành liên quan, IELTS tối thiểu 6.5 trở lên, và có kinh nghiệm làm việc (nếu yêu cầu)
Ngoài ra, du học sinh phải hoàn thành học phí năm đầu tiên cho trường. Đồng thời, sở hữu sổ tiết kiệm ngân hàng có ít nhất 11.195 euro để đảm bảo chi phí sinh hoạt cho 1 năm ở Hà Lan.
Chi phí du học Hà Lan
Chi phí du học Hà Lan phụ thuộc nhiều vào mức học phí và nhu cầu chi tiêu cá nhân. Dưới đây là các khoản chi phí chính mà sinh viên quốc tế cần lưu ý:
Chi phí làm hồ sơ
- Lệ phí xin visa: Khoảng 80 Euro/lần
- Phí công chứng, dịch thuật: Dao động từ 5- 10 triệu đồng
- Bảo hiểm năm học đầu tiên, dao động 300- 600 Euro
- Tiền đặt cọc khoảng 10.500- 12.000 Euro
Học phí du học Hà Lan
So với Anh và Mỹ, học phí du học tại Hà Lan thường thấp hơn nhưng vẫn đẩm bảo chất lượng giáo dục. Tùy vào bậc đào tạo, học phí du học Hà Lan sẽ có sự chênh lệch:
-
Chương trình Dự bị tiếng Anh: Khoảng 4.700 – 9.000 EUR/khóa
-
Dự bị đại học: Khoảng 10.250 – 15.650 EUR/khóa
-
Dự bị thạc sĩ: Khoảng 5.900 EUR/khóa
-
Đại học: Khoảng 7.800 – 16.000 EUR/năm
-
Sau đại học: Khoảng 9.000 – 20.000 EUR/năm
Sinh hoạt phí tại Hà Lan
Sinh hoạt phí tại Hà Lan có thể dao động tùy thuộc vào thành phố, lối sống cá nhân và cách quản lý tài chính của từng sinh viên. Dưới đây là một ước tính chi phí sinh hoạt hàng tháng mà sinh viên quốc tế thường phải chi trả khi học tập tại Hà Lan:
- Phí thuê nhà: Giá cho thuê 1 căn phòng tại Hà Lan dao động từ 300- 600 Euro
- Ăn uống: Khoảng 250 Euro
- Di chuyển: Khoảng 35 Euro
- Mua sắm và vui chơi giải trí: Khoảng 150- 350 Euro
- Tiền dịch vụ: gas, điện nước, điện thoại, Internet: Khoảng 165- 185 Eur
Tổng chi phí du học Hà Lan ước tính từ 19.000 đến 26.000 Euro mỗi năm, bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt và phí làm hồ sơ.
Học bổng du học Hà Lan
Du học Hà Lan học bổng có thể giúp bạn giảm thiểu gánh nặng tài chính đáng kể. Dưới đây là 1 số loại học bổng mà bạn có thể tham khảo:
-
Học bổng NL Scholarship: Là học bổng dành cho sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia ngoài khu vực Kinh tế châu Âu, đăng ký học chương trình cử nhân hoặc thạc sĩ tại Hà Lan. Học bổng này được Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Hà Lan tài trợ.
-
Học bổng Orange Knowledge Programme (OKP): Là chương trình do Bộ Ngoại giao Hà Lan tài trợ, cung cấp học bổng cho các khóa học ngắn hạn (từ 2 đến 12 tháng) và các chương trình học thạc sĩ (từ 12 đến 24 tháng). Học bổng OKP hướng tới sự phát triển bền vững thông qua việc nâng cao năng lực và kiến thức của các cá nhân và tổ chức.
-
Học bổng từ các trường đại học Hà Lan: Mỗi trường đại học Hà Lan có các chương trình học bổng đa dạng với giá trị lên đến vài chục ngàn euro. Học bổng có thể được cấp 1 lần hoặc nhiều lần trong suốt quá trình du học sinh học ở trường.
Xin visa du học Hà Lan cần những gì?
Để xin visa du học Hà Lan thành công, du học sinh cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng các giấy tờ sau:
-
Bằng tốt nghiệp THPT
-
Học bạ/Bảng điểm
-
Chứng chỉ IELTS
-
Chứng nhận học tập khác (nếu có)
-
Hộ chiếu học sinh (gốc)
-
Giấy khai sinh, căn cước công dân
-
4 ảnh 3,5 x 4,5
-
Sổ tiết kiệm có khoảng 12.000 EUR
-
Biên lai đã đóng tiền học và tiền cọc của trường
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, bạn tiến hành nộp hồ sơ xin visa du học Hà Lan theo các bước cơ bản sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ visa du học Hà Lan
-
Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ visa
-
Bước 3: Đến ngày hẹn, mang giấy tờ đến đại sứ quán để làm thủ tục.
*** Lưu ý, hồ sơ cần được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan và có dấu dịch thuật.
Các bước nộp hồ sơ du học Hà Lan
Để nộp hồ sơ du học Hà Lan, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Tìm hiểu chương trình học và trường phù hợp
- Kiểm tra yêu cầu nhập học
- Chuẩn bị hồ sơ cá nhân (cần dịch sang tiếng Anh và công chứng) gồm bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ tiếng anh, Motivation Letter, thư giới thiệu, Curriculum Vitae
- Nộp hồ sơ qua hệ thống đăng ký Studielink
- Phỏng vấn (nếu có): Một số trường có thể yêu cầu phỏng vấn trực tuyến để đánh giá thêm về kỹ năng và động lực học tập của bạn.
- Nhận thư mời nhập học: Nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận, trường sẽ gửi thư mời nhập học (Admission Letter).
- Chuẩn bị tài chính: Bạn cần chứng minh khả năng tài chính để trang trải học phí và sinh hoạt phí.
- Xin visa và giấy phép cư trú (MVV và VVR)
- Tìm chỗ ở và chuẩn bị cho cuộc sống ở Hà Lan: Trong thời gian chờ kết quả visa, bạn nên tìm nhà nếu trường không có ký túc xá hoặc bạn không chọn các đề nghị chỗ ở từ trường
Các trường đại học Hà Lan có hai kỳ nhập học hàng năm, vào tháng 2 và tháng 9. Vì vậy thời hạn nộp hồ sơ du học Hà Lan sẽ có thời gian như sau:
Kỳ nhập học mùa xuân (tháng 2):
- Thời hạn nộp hồ sơ: 31 tháng 10
- Thời hạn nộp hồ sơ học bổng: 3 tháng 9
Kỳ nhập học mùa thu (tháng 9):
- Thời hạn nộp hồ sơ: 31 tháng 5
- Thời hạn nộp hồ sơ học bổng: có thể là 28 tháng 2, 31 tháng 3, hoặc 30 tháng 4, tùy theo ngành và chương trình học bổng cụ thể
>> Xem thêm: Du học Hà Lan ngành marketing
Du học Hà Lan nên học ngành gì để dễ xin việc?
Nếu bạn còn băn khoăn du học Hà Lan nên học ngành gì dễ xin việc, cơ hội định cư cao thì có thể tham khảo 5 cái tên vô cùng triển vọng dưới đây:
-
Kỹ thuật – Công nghệ: Nhu cầu nhân lực của khối ngành Kỹ thuật và Công nghệ ở Hà Lan đang xếp thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, đây cũng là ngành thế mạnh của nhiều trường đại học ở Hà Lan trong đó phải kể đến Đại học Fontys hay đại học KHUD HAN…
-
Truyền thông: Hà Lan là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sự sáng tạo. Nơi đây được xem là điểm sáng về khởi nghiệp công nghệ với danh xưng “Thung lũng Silicon mới của thế giới”. Vì thế, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để “xứ sở Tulip”, phát triển và đào tạo chất lượng khối ngành Truyền thông.
-
Ngành Logistic: Với lịch sử hàng nghìn năm giao thương quốc tế, đến nay Hà Lan vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa toàn cầu. Bởi quốc gia này sở hữu hai trung tâm vận chuyển hàng hóa nhộn nhịp bậc nhất Châu Âu là cảng biển Rotterdam và sân bay Schiphol.
-
Kinh tế – Kinh doanh: Hà Lan là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia, vì vậy nơi đây sẽ là môi trường tuyệt vời cho những ai theo đuổi lĩnh vực kinh doanh và kinh tế.
-
Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn: Với lợi thế phát triển mạnh ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn, Hà Lan luôn nằm trong Top đầu ở Châu Âu về số lượng du khách hàng năm. Nơi đây cũng có nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo lĩnh vực này với cơ sở vật chất hiện đại và giáo trình luôn cập nhật, đổi mới.
Du học Hà Lan nên chọn trường nào?
Với mức học phí cực hợp lý cùng chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới, du học Hà Lan dần trở thành xu hướng thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến học tập mỗi năm, trong đó có Việt Nam. Tùy vào mục tiêu và định hướng nghề nghiệp, mỗi sinh viên sẽ lựa chọn một ngôi trường phù hợp để theo đuổi. Dưới đây là một số gợi ý về các trường đại học uy tín tại Hà Lan mà bạn có thể tham khảo:
-
Đại học Amsterdam (UvA): Đây là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất Hà Lan, với nhiều chương trình học chất lượng cao được giảng dạy bằng tiếng Anh. UvA có thế mạnh trong các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế và luật.
-
Đại học Erasmus Rotterdam (EUR): EUR là trường đại học hàng đầu về kinh doanh, quản trị và kinh tế tại châu Âu. Trường có mạng lưới quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội thực tập và việc làm sau khi tốt nghiệp.
-
Đại học Công nghệ Delft (TU Delft): TU Delft là trường đại học kỹ thuật hàng đầu Hà Lan và châu Âu, nổi tiếng với chương trình đào tạo chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật hàng không, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật xây dựng.
-
Đại học Leiden: Leiden là một trong những trường đại học lâu đời nhất Hà Lan, với nhiều chương trình học uy tín trong các lĩnh vực khoa học, y học và luật. Trường có môi trường học tập quốc tế năng động với sinh viên đến từ hơn 150 quốc gia.
-
Đại học Utrecht: Utrecht là một trường đại học lớn và đa dạng với nhiều chương trình học chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trường có khuôn viên đẹp và môi trường học tập thân thiện.
Kinh nghiệm du học Hà Lan
Kinh nghiệm du học Hà Lan là một yếu tố quan trọng để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt trước khi lên đường. Dưới đây là một số kinh nghiệm về các vấn đề quan trọng trước ngày bay:
Chuẩn bị trước ngày bay
-
Giấy tờ cần thiết: Đảm bảo bạn mang theo toàn bộ giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, visa, thư mời nhập học, hợp đồng thuê nhà, bảo hiểm y tế và tài liệu chứng minh tài chính. Hãy giữ một bản sao của các tài liệu này ở nơi an toàn.
-
Kiểm tra hành lý: Tìm hiểu kỹ về quy định hành lý của hãng bay mà bạn lựa chọn (trọng lượng và kích thước). Đừng quên mang theo các vật dụng cá nhân thiết yếu và một số đồ ăn nhẹ để sử dụng ngay khi đến Hà Lan.
-
Mở tài khoản ngân hàng quốc tế: Nếu có thể, hãy mở tài khoản ngân hàng quốc tế trước để tránh phí chuyển đổi tiền tệ cao khi thanh toán quốc tế.
-
Tìm hiểu về văn hóa và luật pháp địa phương: Tìm hiểu trước về quy tắc ứng xử, luật pháp và văn hóa Hà Lan để tránh những điều bất ngờ khi bạn đến nơi.
Vấn đề nhà ở
-
Đăng ký chỗ ở sớm: Vấn đề nhà ở tại Hà Lan thường khá căng thẳng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Amsterdam, Rotterdam hay Utrecht. Hãy liên hệ với trường học để nhận được hỗ trợ tìm chỗ ở. Ngoài ra, bạn có thể tìm chỗ qua các trang web như: Kamernet, Housing Anywhere, hoặc các nhóm sinh viên trên mạng xã hội.
-
Xem xét loại hình chỗ ở: Bạn có thể lựa chọn giữa ký túc xá, homestay hoặc thuê nhà riêng. Ký túc xá thường an toàn và giá cả hợp lý hơn, trong khi thuê nhà riêng có thể đắt đỏ nhưng thoải mái hơn.
-
Đọc kỹ hợp đồng thuê nhà: Trước khi ký hợp đồng thuê, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ các điều khoản như tiền đặt cọc, tiền thuê nhà hàng tháng, các chi phí phát sinh (điện, nước, internet) và quy định hủy hợp đồng.
Vé máy bay
-
Đặt vé sớm: Để tiết kiệm chi phí, bạn nên đặt vé máy bay sớm, thường là từ 2-3 tháng trước ngày khởi hành. Các hãng hàng không giá rẻ như KLM, Qatar Airways, hoặc Turkish Airlines thường có giá hợp lý.
-
Chọn hành trình bay hợp lý: Lựa chọn đường bay có thời gian di chuyển hợp lý, không quá dài và không có nhiều điểm dừng. Hà Lan có sân bay quốc tế lớn Schiphol (Amsterdam), thuận tiện cho sinh viên quốc tế.
-
Kiểm tra vé và quy định hành lý: Trước khi mua vé, kiểm tra kỹ các quy định về hành lý và yêu cầu đặc biệt (nếu có). Mang quá cân hành lý có thể khiến bạn mất thêm chi phí.
Đồ dùng cần mang theo
-
Quần áo và giày dép: Thời tiết ở Hà Lan khá ôn hòa nhưng ẩm ướt, bạn nên mang theo quần áo ấm, chống nước, và giày đi mưa. Tuy nhiên, không cần mang quá nhiều đồ vì bạn có thể mua thêm tại Hà Lan với giá cả phải chăng.
-
Đồ dùng cá nhân: Mang theo một số vật dụng cá nhân cần thiết trong thời gian đầu như thuốc men, mỹ phẩm, bàn chải, khăn mặt, và ổ cắm điện đa năng (châu Âu dùng chuẩn ổ cắm type C và F).
-
Thực phẩm và gia vị: Bạn có thể mang theo một ít gia vị hoặc đồ ăn khô từ Việt Nam để sử dụng trong những tuần đầu tiên khi chưa quen với ẩm thực Hà Lan. Tuy nhiên, hãy kiểm tra quy định nhập khẩu thực phẩm của Hà Lan để tránh rắc rối.
-
Đồ dùng học tập: Máy tính xách tay, sạc dự phòng, sách vở cần thiết cho ngành học của bạn. Hà Lan có đầy đủ các cửa hàng văn phòng phẩm, nhưng các thiết bị điện tử có thể đắt hơn so với Việt Nam.
-
Tiền mặt và thẻ ngân hàng: Hà Lan chủ yếu sử dụng thẻ ngân hàng, nhưng bạn nên mang theo một ít tiền mặt (khoảng 200-300 EUR) để chi tiêu trong những ngày đầu trước khi mở tài khoản ngân hàng.
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bay sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới tại Hà Lan.
>> Xem thêm: Du học Hà Lan ngành truyền thông
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến du học Hà Lan
Trong quá trình đồng hành cùng các bạn trẻ chinh phục giấc mơ du học Hà Lan, Tư vấn du học VNPC còn nhận được nhiều câu hỏi khác liên quan vấn đề này bên cạnh học phí, học bổng, điều kiện, ngành học, trường học. Dưới đây, VNPC sẽ giải đáp thêm một số thắc mắc liên quan đến du học Hà Lan, bạn đọc tham khảo để hiểu rõ hơn nhé:
Du học Hà Lan nên chọn thành phố nào?
Việc lựa chọn thành phố du học phù hợp tại Hà Lan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sở thích cá nhân, ngành học, ngân sách và mong muốn của bạn về môi trường sống. Dưới đây là một số gợi ý về các thành phố du học phổ biến tại Hà Lan cùng với những điểm nổi bật của mỗi nơi để bạn tham khảo:
-
Amsterdam: Thủ đô của Hà Lan, trung tâm văn hóa, kinh tế và du lịch sôi động. Nhắc đến Amsterdam người ta sẽ nghĩ ngay đến các kênh đào lãng mạn, bảo tàng nghệ thuật đẳng cấp thế giới và bầu không khí tự do, phóng khoáng. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt tại thành phố này khá đắt đỏ, cao nhất trong các thành phố du học Hà Lan. Amsterdam tập trung nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Amsterdam (UvA), Đại học Vrije (VU Amsterdam).
-
Rotterdam: Thành phố cảng lớn thứ hai châu Âu, trung tâm thương mại và giao thông quan trọng. Rotterdam sở hữu kiến trúc hiện đại độc đáo, nhiều công trình mang tính biểu tượng như Tòa nhà Cube House, Cầu Erasmus. Đây còn là nơi đặt trụ sở của Đại học Erasmus Rotterdam (EUR), trường đại học hàng đầu về kinh doanh và quản trị.
-
The Hague: Đây là thủ đô hành chính của Hà Lan, nơi tập trung nhiều cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế.Môi trường sống yên tĩnh, an ninh, thích hợp cho du học sinh yêu thích sự bình yên. Tại Hague có đại học Leiden, một trong những trường đại học lâu đời và uy tín nhất Hà Lan.
-
Utrecht: Thành phố cổ kính với nhiều di tích lịch sử và văn hóa, được mệnh danh là "trái tim của Hà Lan". Môi trường học tập năng động, trẻ trung với nhiều trường đại học như Đại học Utrecht, Đại học Fontys.
-
Groningen: Thành phố trẻ trung, hiện đại với nhiều hoạt động giải trí và văn hóa dành cho sinh viên. Chi phí sinh hoạt thấp nhất trong các thành phố du học Hà Lan. Đây là nơi đặt trụ sở của Đại học Groningen, trường đại học top đầu về khoa học xã hội và nhân văn.
Ngoài những thành phố trên, bạn cũng có thể cân nhắc các lựa chọn khác như Maastricht, Eindhoven, Tilburg, Leeuwarden, mỗi nơi đều có những nét đặc trưng và lợi thế riêng.
Du học Hà Lan có được làm thêm không?
Sinh viên quốc tế được phép làm thêm khi đi du học Hà Lan với mức lương từ 8 Euro/giờ. Sinh viên có thể làm thêm 16 tiếng/tuần trong kỳ học và toàn thời gian vào kỳ nghỉ. Đi làm thêm không chỉ giúp kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống mà còn mở rộng mối quan hệ, nâng cao kỹ năng mềm. Tuy nhiên, sinh viên cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Thời điểm nào tốt nhất để đi du học Hà Lan?
Đa số các trường đại học ở Hà Lan sẽ không nhận hồ sơ sau ngày 1/6 hàng năm, thậm chí một vài trường còn kết thúc thời gian nhận hồ sơ sớm hơn. Vì thế, thời điểm thích hợp nhất để nộp hồ sơ du học Hà Lan là từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm và càng sớm càng tốt.
Du học Hà Lan nói tiếng gì?
Ngôn ngữ chính thức ở Hà Lan là tiếng Hà Lan, sử dụng rộng rãi ở các trường học và trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, sinh viên quốc tế vẫn có thể lựa chọn du học Hà Lan bằng tiếng Anh bởi hầu hết các trường đại học ở quốc gia này đều có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và người Hà Lan sử dụng ngôn ngữ này cũng rất thành thạo.
Du học Hà Lan có dễ định cư không?
Định cư là một trong những định hướng dài hạn của du học sinh khi đến Hà Lan học tập. Vậy du học Hà Lan có dễ định cư không? Thực tế, cơ hội định cư Hà Lan sau tốt nghiệp không quá khó khăn. Chính phủ quốc gia này luôn chào đón những cá nhân là công dân tốt, lý lịch đương đơn và thân nhân trong sạch, am hiểu nhiều về Hà Lan. Tất cả những điều này sẽ được đánh giá thông qua kỳ thi được Hà Lan tổ chức.
Có nên đi du học Hà Lan qua trung tâm không?
Việc đi du học Hà Lan qua trung tâm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu, khả năng và sở thích cá nhân của bạn. Dưới đây là một số ưu điểm của việc đi du học Hà Lan qua trung tâm để bạn có thể cân nhắc:
-
Hỗ trợ toàn diện: Các trung tâm du học thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho du học sinh, bao gồm tư vấn chọn trường, xin học bổng, làm hồ sơ visa, tìm chỗ ở, định hướng nghề nghiệp, v.v.
-
Giảm thiểu thủ tục: Trung tâm du học sẽ giúp bạn giải quyết các thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm thời gian và công sức.
-
Cập nhật thông tin: Các trung tâm du học thường cập nhật thường xuyên thông tin về du học Hà Lan, bao gồm chính sách học bổng, visa, thị trường lao động, v.v., giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
Trung tâm tư vấn du học Hà Lan uy tín nhất hiện nay
Là đơn vị tư vấn du học uy tín tại Việt Nam với gần 20 năm kinh nghiệm, chuyên hỗ trợ du học sinh Việt Nam du học Hà Lan, Tư vấn du học VNPC mang đến các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho du học sinh, bao gồm:
-
Tư vấn chọn trường, ngành học: VNPC sẽ tư vấn cho bạn về các trường đại học, cao đẳng uy tín tại Hà Lan, phù hợp với năng lực học tập, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
-
Xin học bổng: VNPC sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm và nộp hồ sơ xin học bổng du học Hà Lan từ các nguồn uy tín như chính phủ Hà Lan, các trường đại học, tổ chức phi lợi nhuận,...
-
Làm hồ sơ visa du học: VNPC sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Hà Lan đầy đủ, chính xác và đảm bảo tỷ lệ thành công cao.
-
Luyện thi chứng chỉ tiếng Anh: Kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của sinh viên và hỗ trợ lên lộ trình luyện thi chứng chỉ đảm bảo đạt yêu cầu đầu vào của trường, ngành học đăng ký.
-
Tìm chỗ ở: VNPC sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm chỗ ở phù hợp tại Hà Lan, bao gồm ký túc xá, nhà ở cho thuê, homestay….
-
Hỗ trợ hòa nhập: VNPC sẽ hỗ trợ bạn hòa nhập với môi trường sống mới tại Hà Lan, thông qua các hoạt động định hướng văn hóa, kết nối cộng đồng du học sinh,...
Ưu điểm của việc đi du học Hà Lan qua VNPC:
-
Uy tín: VNPC là trung tâm tư vấn du học uy tín, được nhiều du học sinh và phụ huynh tin tưởng.
-
Chuyên nghiệp: VNPC có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu về hệ thống giáo dục Hà Lan và luôn sẵn sàng hỗ trợ du học sinh.
-
Dịch vụ toàn diện: VNPC cung cấp các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho du học sinh, từ khi bắt đầu chuẩn bị du học đến khi hòa nhập với môi trường sống mới tại Hà Lan.
-
Tỷ lệ thành công cao: VNPC có tỷ lệ thành công cao trong việc hỗ trợ du học sinh xin học bổng và visa du học Hà Lan.
Tổng kết
Với lợi thế là 1 trong 10 nền giáo dục tốt nhất trên thế giới theo bình chọn của Universitas 21, Hà Lan là điểm đến học tập lý tưởng dành cho sinh viên quốc tế. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc thể hiểu rõ hơn về điều kiện, học phí, học bổng và thủ tục xin visa du học Hà Lan. Nếu có băn khoăn về du học Hà Lan cũng như các quốc gia khác như Úc, Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sĩ…. đừng ngần ngại liên hệ với VNPC để được tư vấn nhanh nhất nhé.