Hiện nay khi nhắc tới du học Mỹ, nhiều gia đình vẫn còn e dè vì định kiến rằng muốn du học Mỹ phải thật giàu, điểm IELTS phải thật cao và hồ sơ xin visa phải thật hoành tráng. Tấm bằng đại học Mỹ với các khoản chi phí đi kèm khiến nhiều bạn có khao khát sang Mỹ trải nghiệm nền giáo dục phải chuyển hướng ước mơ. Nhưng sự thật thì du học Mỹ có đắt đỏ và khó khăn tới vậy không? Hôm nay, hãy cùng VNPC điểm qua một vài định kiến về du học Mỹ và tìm hiểu xem bạn đang “hiểu lầm” xứ sở cờ hoa này như thế nào nhé!

Xóa bỏ tất tần tật lầm tưởng về du học Mỹ 2019

1. Học phí các trường đại học Mỹ có rất nhiều mức
Nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng tại Mỹ, có rất nhiều trường có mức học phí còn rẻ so với các nước khác. Do hệ thống giáo dục Mỹ có 2 hệ thống trường: hệ thống Liberal Arts và hệ thống trường công lập, trường cộng đồng. 

Các trường thuộc Liberal Arts có mức học phí rất cao do những trường này đều không nhận hỗ trợ tài chính của chính phủ. Vì thế, họ có quyền tự quyết về cách thức đào tạo, chất lượng và các loại chi tiêu giáo dục, miễn là tuân theo luật pháp.

Với các trường thuộc hệ thống National Universities và Community Colleges là các trường công lập, được hỗ trợ từ chính phủ lại có các mức học phí vô cùng khác nhau với chất lượng rất tốt, thậm chí nhiều trường nằm trong TOP Thế giới. Học phí tại các trường Công lập phụ thuộc nhiều vào mức sống, đặc điểm từng khu vực, có nhiều trường chất lượng tốt nhưng học phí chỉ rơi vào khoảng 10-20.000USD/ năm, nhưng cũng có nhiều trường Cao đẳng cộng đồng chỉ có học phí từ 6,000USD/năm.

Như vậy, việc du học Mỹ với mức chi phí thấp hơn những gì báo đài vẫn nói là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều phụ huynh rất ngạc nhiên khi tổng chi phí cả ăn ở, học phí của nhiều trường chỉ từ 12-15,000USD/năm, rẻ hơn cả khi du học Anh, Úc, Canada,… 

2. Chi phí thấp với chất lượng tốt
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi “Học tập tại các trường học phí thấp có đồng nghĩa với chất lượng kém hay không?”

VNPC xin trả lời là “Không”.
Hệ thống kiểm định giáo dục tại Mỹ rất chặt chẽ, vì thế không một cơ sở đào tạo nào không có kiểm định được phép tuyển sinh sinh viên quốc tế. Các bạn du học sinh có thể yên tâm vì chất lượng luôn là điều được đảm bảo tại mọi trường ĐH Mỹ. 

Ngoài ra, mức chi phí học tập tại nhiều trường được đặt ở mức thấp như vậy là do nhận ngân sách từ chính phủ và các bang, cũng như phụ thuộc vào mức sống của các khu vực. Đất nước Mỹ lớn nên sự chênh lệch về các đặc điểm nói trên là không tránh khỏi, tuy nhiên chất lượng giáo rộng dục đồng đều không hề bị ảnh hưởng, dễ dàng để kiểm tra chất lượng kiểm định của các cơ sở đào tạo trước khi quyết định nộp đơn xin nhập học.

3. Chọn trường như thế nào mới tốt?
Thực ra, không có bất cứ xếp hạng nào là chính thức và ngành giáo dục Mỹ cũng không tự đưa ra xếp hạng, chỉ có uy tín hay không uy tín mà thôi và không có xếp hạng nào là hoàn hảo.

Xếp hạng uy tín nhất thường được nhắc tới là của US News – với tiêu chí thiên về mặt nghiên cứu học thuật của các trường đại học truyền thống - cũng bỏ sót nhiều trường đặc thù thậm chí “đỉnh” trong lĩnh vực, ví dụ trường Arts Institute chuyên về thiết kế, nấu ăn, hay trường Le Cordon Bleu được ví như Havard của ngành nhà hàng khách sạn với nhiều cựu học sinh là các nhà vô địch Master Chef hoặc các giải thưởng lớn.

Ngoài ra, theo thống kê, chỉ 46% các trường được hỏi công bố các chỉ số nội bộ của mình, vì vậy có thể thấy được sự không phổ quát của các bảng xếp hạng. 

4. Học tại các quốc gia có chi phí rẻ hơn có bằng với du học Mỹ ở các trường chi phí thấp?
Mỹ là một quốc gia vô cùng rộng lớn. Có thể nói, tại một số bang, số trường đại học có thể nhiều hơn số trường đại học toàn nước Úc có. Vì vậy, để xét trên top100 của từng quốc gia là một so sánh vô cùng khập khiễng.

Top 100 trường của Mỹ trên tổng số hơn 4,000 trường, còn các quốc gia khác chỉ có số trường bằng 1 bang của Mỹ với 2-300 trường. Do đó, dễ dàng có thể nhận thấy rằng, các trường chất lượng cao tại Mỹ không đơn giản chỉ là top 100, 200 mà lên tới hàng ngàn trường.

5. Tiêu chí chọn trường du học Mỹ
Như vậy để chọn trường, VNPC khuyên các bạn du học sinh Việt Nam chọn theo các tiêu chí:

- Chi phí: Trường đó đang có chính sách học bổng rộng mở hoặc đang có ưu đãi riêng với sinh viên châu Á hoặc Việt Nam (để cân bằng tính đa sắc tộc) và/hoặc được tài trợ từ các tổ chức xã hội, nhà nước, hoặc tôn giáo…giúp giảm tối đa chi phí học tập và sinh hoạt.

- Vị trí địa lý:  trường ở những vùng có mức sinh hoạt thấp, không phải trung tâm thành phố lớn nhưng lại thu hút nhiều công ty lớn do chính sách thuế ưu đãi chẳng hạn

- Cuối cùng là nguồn lực của bản thân và gia đình. 

6. Làm thêm khi đi du học Mỹ thế nào
Theo luật của Mỹ, du học sinh được làm thêm hưởng lương trong trường tối đa 20 giờ/tuần; tuy nhiên có hơn 10 trường đại học của Mỹ có chương trình co-op (giáo dục hợp tác với các công ty) nghĩa là sinh viên có thể kết hợp những học kỳ học tập và những học kỳ làm việc chuyên nghiệp tại các công ty lớn.

Thậm chí học sinh có thể làm chuyên nghiệp hưởng lương ngay từ năm nhất với trường hợp của Indiana Purdue University Fort Wayne. 

7. Cơ hội ở lại Mỹ làm việc
Theo luật của Mỹ, sau khi tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, bạn có thể ở lại 12 tháng (với hầu hết khối ngành) hoặc 29 tháng (với riêng khối ngành STEM: khoa học, kỹ thuật, kỹ sư, toán) để làm việc theo chương trình thực tập tự chọn gọi tắt là OPT (optional practical training).

Sau thời gian này, nếu công ty thấy bạn làm việc tốt họ hoàn toàn có thể bảo lãnh để bạn tiếp tục ở lại làm việc.

Như vậy sau khi tốt nghiệp đại học, nếu học theo con đường 2 năm cao đẳng tại các trường cao đẳng cộng đồng có học phí hợp lý, sau đó chuyển lên 2 năm đại học (2+2) bạn có thể có tổng cộng 58 tháng (tức là gần 5 năm!) kinh nghiệm làm việc theo đúng luật của Mỹ. Với kinh nghiệm này, nếu bạn về Việt Nam xin việc thì sẽ có lợi thế vô cùng lớn so với việc bạn chỉ có bằng cấp mà không có kinh nghiệm gì cả.

Để biết thêm thông tin về du học Mỹ và được tư vấn chọn trường, chọn ngành mời bạn liên hệ ngay với Văn phòng Tư vấn Du học VNPC ngay hôm nay!