Khi con thi trượt đại học phải chăng là đã chính thức đóng mọi cánh cửa? Trăm ngàn phụ huynh và học sinh vui nhưng cũng có vài chục ngàn gia đình buồn vì dường như cánh cửa vào đời đã đóng trước mặt các em học sinh không đạt điểm sàn đại học. Không ít trường hợp thí sinh và phụ huynh không giải tỏa được tình thế khó khăn, xem chuyện thi trượt như một thảm họa.
Nếu nói về mức độ căng thẳng khi con cái rớt đại học thì cha mẹ chắc chắn sẽ căng thẳng nhiều hơn. Bạn có tự hỏi để con có một tương lai tốt, lấp đầy phần nào sự mong mỏi của mình, thì cha mẹ làm gì?
Có nhiều trường hợp, chính cha mẹ lại là tác nhân gián tiếp gây khi con thi trượt đại học bởi tạo ra các áp lực cho con cái trong suốt thời gian chuẩn bị thi. Sau khi khi con thi trượt đại học, các áp lực đó không giảm lại còn gia tăng theo thời gian khi con cái bạn bè đều đỗ đại học. Các cha mẹ nên bình tĩnh cân nhắc các điều thiệt hơn để có thể giải tỏa tâm lý tốt cho con cái và qua đó giúp cho chính mình.
Hãy chấp nhận khi con thi trượt đại học:
Khởi đầu tư duy tích cực chính là chấp nhận sự việc xấu xảy ra. Khi con thi trượt đại học xét về các yếu tố, điều đó không phải là thảm họa. Sẽ thật sự là thảm họa nếu như con các bạn tiếp tục có những phản ứng tiêu cực về tâm lý và thậm chí dẫn tới các hành động hủy diệt bản thân như có những thói xấu theo bạn bè, bỏ nhà và trong những trường hợp là tự tử. Khi con thi trượt đại học chỉ là một sự kiện không theo ý mình trong cả cuộc đời
Xét lại lý do tại sao con phải thi đại học:
Cha mẹ thông thường bắt con thi đại học do lý do lập trình tư duy rằng đại học là con đường duy nhất (Điều đó chính xác cho thế hệ 6x và 7X, 8x). Lý do thứ hai cha mẹ muốn con cái thi đỗ đại học đó là sĩ diện cá nhân do ganh đua với xã hội. Con cái đỗ đại học là đánh dấu thành công của cha mẹ. Vô hình chung bằng đại học không phải dành cho con mà lại dành cho bố mẹ thông qua chiến thắng tinh thần.Với các suy nghĩ như vậy, con cái sẽ bị ảnh hưởng vì bị bắt ép làm những điều không thích có hại lâu dài cho chính trẻ em. Quan trọng nhất đối với các bạn trẻ đó là biết được năng lực, sở thích của mình để phát triển theo đúng hướng, xây dựng kỹ năng để có thể có việc làm tốt sau này.
Chấp nhận bồi dưỡng năng lực khi không đủ thi đại học:
Cha mẹ cần chấp nhận những bạn học sinh, khi chưa có những định hướng đúng đắn, học trong môi trường nặng về lý thuyết không đủ khả năng để thi vào đại học trong nước. Hoặc có những bạn đã vào học, nhưng lại cảm giác như đặt nhầm chỗ học sai ngành.
Gượng ép với những chương trình học nặng nề, chỉ tập trung vào lý thuyết, không xây dựng phát triển kỹ năng và đam mê dẫn đến có những bạn chấp nhận học đại học làng nhàng với ngành học không có tương lai. Sau khi tốt nghiệp không biết làm gì, nhưng không chấp nhận sự thật làm những công việc không phải là văn phòng nhàn hạ. Đó là một bi kịch thật sự cho gia đình và xã hội.
Bản thân các em đã bị chịu áp lực trong cả năm lớp 12 khi học dồn dập, thi liên tục và kỳ thi nối tiếp kỳ thi. Cha mẹ hãy lưu ý, các em mới chỉ là những em bé mới trưởng thành. Áp lực tâm lý là quá lớn. Dù có thi đại học hay lựa chọn con đường khác, cha mẹ cần phải là người giúp các em hồi phục tâm lý thay vì tạo thêm áp lực. Chọn lựa bất kỳ nẻo đường nào sau rớt đại học cũng để tâm lý các em vững chãi đương đầu với những áp lực trong thời gian tiếp.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về khóa học Diploma Pathway
Đánh giá những lựa chọn và thực hiện hướng nghiệp:
Thực sự giúp đỡ con cái đó là cha mẹ nên thực hiện đánh giá các chọn lựa về thời gian, tiền bạc , hướng nghiệp , các điều kiện khác của gia đình để chọn ra con đường phù hợp nhất giữa dài hạn và ngắn hạn. Các chọn lựa cần phải dựa trên các em chứ không phải dựa trên sở thích và năng lực của bố mẹ.
Tư duy tích cực:
Bản thân cha mẹ phải tư duy tích cực trước khi giúp cho con cái phục hồi về tâm lý. Điều thứ hai, trước mắt các em còn có cả cuộc đời, cha mẹ không thể vì bất kỳ lý do nào tạo những áp lực khiến các em bị ảnh hưởng cả cuộc đời.
Lắng nghe và gần gũi nhiều hơn: khoảng thời gian này con cái cần cha mẹ hơn bao giờ hết. Các bạn hãy để thời gian cho con cái nhiều hơn, Hãy trao đổi, hãy lắng nghe, hãy cảm nhận chung với con mình những áp lực cuộc sống. Con cái cần bạn như những người bạn thật sự thay vì những ông bố bà mẹ hà khắc.
Tưởng thưởng và động viên khi con thi trượt đại học:
Con đã học 12 năm và xứng đáng được thưởng ngay khi con thi trượt đại học. Người chiến binh trong trận chiến có thể thua nhưng tinh thần chiến đấu tới giây phút cuối cùng cần được ghi nhận. Con cái các bạn xứng đáng cho những phần thưởng đó.
Cùng chiến đấu cho chọn lựa tiếp tục:
Sau khi đã chọn lựa, xác định con đường đi tiếp giữa thi đại học tiếp, học các chương trình học nghề, hay lựa chọn một môi trường học ở nước ngoài để được định hướng tốt hơn.
Các cha mẹ hãy đi chung với các em. Con tàu ra khơi cần những người hoa tiêu giỏi dắt ra biển lớn để cho các em tự tin hơn. Cha mẹ chính là những người hoa tiêu hướng dẫn các em lái con tàu số mệnh của chính mình cho những hải lý đầu tiên.
Chính vì vậy mà các cha mẹ khi con thi trượt đại học cũng không nên buồn phiền. Hãy ở bên cạnh con mình và cùng giúp các em hướng nghiệp cho đúng đắn. Niềm vui thực sự của cha mẹ đó là nhìn thấy con cái mình trưởng thành, có một trường nghề để học có ích trong xã hội và tạo dựng được một gia đình cho chính bản thân các em.
Hiện tại, nếu con em mình đã tốt nghiệp THPT nhưng chưa thành công ở kỳ thi đại học. Các bậc phụ huynh ngoài việc lựa chọn chương trình học nghề trong nước có thể tham khảo chương trình du học online để giúp con em mình hoạch định tương lai tốt hơn. Bởi những lợi ích thiết thực sau:
• Con có thể sở hữu bằng Cao đẳng của Úc với chi phí siêu tiết kiệm chỉ 140 triệu đồng. (học phí rẻ hơn các trường quốc tế ở Việt Nam - cho 1 chương trình và bằng cấp tương đương)
• Xét tuyển bằng điểm trung bình GPA THPT, không cần phải có chứng chỉ tiếng Anh để được nhập học
• Xin thư mời nhập học tại chỗ.
• Được cấp bằng Diploma của Úc sau 10 tháng học tập (bằng cấp có giá trị quốc tế và được công nhận)
• Đạt IELTS 6.0 sau khi kết thúc khóa học
• Nâng cao kỹ năng mềm với 20 - 30h học tích cực trong chương trình.
• Được chuyển tiếp sang Úc lấy bằng Đại học Tây Sydney và Đại học Federation sau 10 tháng học tại Việt Nam.
• Được chuyển qua Úc học tiếp sau khi hoàn thành chương trình tại Việt Nam.
Có thể thấy, học đỗ đại học không phải con đường duy nhất để thành công. Nếu lần đầu tiên thất bại cũng là một trong những bài học giúp các bạn học sinh có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn trong cuộc sống sau này. Là phụ huynh, hy vọng các ba mẹ có thể giúp con cái mình lựa chọn được con đường đúng cho công việc và sự nghiệp sau này của con em mình.