Thiếu nhân lực trong các ngành nghề là một tình trạng diễn ra phổ biến ở những nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh và Canada. Đặc biệt, tại Canada, lượng thiếu hụt lao động có tay nghề cao đang là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội nước này, đặc biệt là với khối ngành nghề đặc thù như Kiến trúc, kỹ thuật. Vì thế, rất nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn nam yêu thích vẽ và các ngánh học tự nhiên đã và đang lựa chọn ngành Kiến trúc Canada như một cánh cổng để mở ra tương lai làm việc và định cư tại quốc gia phát triển. Hôm nay, hãy cùng VNPC điểm qua những ưu điểm, triển vọng của ngành học cùng danh sách trường học có ngành Kiến trúc bạn nhé!
Ngành Kiến trúc tại Canada
Ngành Kiến trúc là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian và lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sư tạo ra các không gian sống từ nhà đến văn phòng, trường học bệnh viện, công viên. Công việc chính của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại của con người.
Trong thực tế, các công việc liên quan đến chuyên ngành kiến trúc rất đa dạng. Sinh viên theo học ngành kiến trúc phải có năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp, khao khát sáng tạo, đam mê hình khối và kiên trì.
Tố chất trở thành Kiến trúc sư chuyên nghiệp
Tại Canada, kiến trúc sư được xem là những chuyên gia. Do đó, công chúng phải chắc chắn rằng những người tự gọi mình là kiến trúc sư phải có đủ điều kiện để thực hành trong lĩnh vực của họ. Vì vậy, trên khắp đất nước Canada, Kiến trúc sư phải được cấp phép bởi các hiệp hội tỉnh hoặc lãnh thổ. Để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp được công nhận tại Canada các kiến trúc sư phải hoàn thành 3 quá trình chính:
- Hoàn thành bằng cử nhân hoặc thạc sĩ trong ngành kiến trúc từ một chương trình học được Hội đồng Kiến trúc Canada (CACB) phê duyệt. Bên cạnh đó, ứng viên cũng có thể trở thành một kiến trúc sư thông qua các khóa "học nghề" được cung cấp từ RAIC.
- Về kinh nghiệm, sinh viên phải hoàn thành chương trình thực tập trong ngành Kiến trúc. Chương trình này được cung cấp thông qua các hiệp hội của các kiến trúc sư ở mỗi tỉnh. Nếu được chấp nhận vào chương trình, bạn sẽ có một "Mentor" (một kiến trúc sư được cấp phép) để hướng dẫn công việc trong một khoảng thời gian, theo các quy tắc thực tập tại Chương trình Kiến trúc. Thông thường, những kiến trúc sư thực tập phải hoàn thành chương trình của mình trong khoảng 3 năm.
- Sau khi sẵn sàng để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, ứng viên sẽ trải qua một kỳ thi sát hạch trên máy tính. Vượt qua kỳ thi này, kiến trúc sư sẽ được công nhận ở cấp tỉnh hay lãnh thổ.
Các công việc sinh viên có thể khi du học Canada ngành Kiến trúc
- Nhà phê bình kiến trúc (Architectural Critic)
- Thẩm định công trình (Property Assessor)
- Người thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
- Thanh tra xây dựng (Construction Inspector)
- Nhiếp ảnh gia kiến trúc (Architectural Photographer)
- Quản lý xây dựng (Construction Manager)
- Lập trình kiến trúc (Architectural Programmer)
- Đại lý Bất động sản (Real Estate Agent)
- Nhà thiết kế công nghiệp (Industrial Designer)
- Quản lý dự án bất động sản (Real Estate Project Manager)
- Thiết kế nội thất (Interior Designer)
- Tư vấn doanh nghiệp (Corporate Consultant)
- Kiến trúc sư cảnh quan (Landscape Architect)
- Nghiên cứu viên (Researcher)
- Điều phối viên CAD (CAD Coordinator)
- Quản lý thiết kế và xây dựng (Design/Build Team Manager)
- Kiến trúc sư đô thị (Municipal Architect)
- Kỹ sư kết cấu (Structural Engineer)
Triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc
Cơ hội việc làm rộng mở
Đối với kiến trúc sư, trong giai đoạn 2015-2024, Chính phủ Canada ước tính số lượng tuyển dụng việc làm mới phát sinh từ nhu cầu mở rộng và thay thế là khoảng 7.500 vị trí công việc. Trong khi đó, dự báo chỉ có khoảng 7.200 người tìm việc mới trong ngành này. Cơ hội cũng là rộng mở cho các sinh viên quốc tế và người nhập cư, các sinh viên quốc tế sẽ có thể trở thành kiến trúc sư được công nhận tại Canada.
Mức thu nhập hấp dẫn
Với vị thế rất được xem trọng, thu nhập trong ngành kiến trúc sư tại Canada cũng là cao hơn rất nhiều so với mức trung bình các ngành nghề. Báo cáo của chính phủ Canada cho thấy mức lượng trung bình của một kiến trúc sư là hơn 73,000 CAD mỗi năm, gấp gần 1,5 lần so với các ngành nghề khác. Tỷ lệ việc làm toàn thời gian trong ngành này cũng đạt 91.5%, cao hơn nhiều so với mức 81.2% của trung binh các ngành nghề tại Canada. Du học sinh ngành kiến trúc có thể nghĩ đến một cuộc sống ổn định và nhập cư vào Canada.
Cơ hội định cư Canada với ngành Kiến trúc
Để đảm bảo đủ nguồn lao động có chuyên môn cao nhằm duy trì ổn định nền kinh tế của mình, Canada đang mở rộng cơ hội học tập và định cư cho công dân quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đối tượng ưu tiên nhất của chính sách này là sinh viên quốc tế - những cá nhân được giáo dục bởi nền giáo dục Canada.
Ngành kiến trúc là một trong các ngành nghề ưu tiên theo diện tay nghề tại Canada. Hiện tại Canada đang cần người nhập cư (xác nhận của chính phủ Canada về việc tăng tỉ lệ người nhập cư trước năm 2020 nên các thủ tục và hồ sơ di cư sẽ được nới lỏng và ưu tiên xử lý nhanh chóng. Nếu bạn đang có dự định du học Canada thì đây chính là thời điểm vàng để có thể định cư Canada, trải nghiệm môi trường sống chất lượng cao và có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Danh sách những trường có khoa học Kiến trúc nổi trội tại Canada
- Fanshawe College
- Centennial College
- Humber College
- Saskatchewan Polytechnic
- Mohawk College
- Algonquin College
- Niagara College
- Thomson River University
- Fleming College
- Langara College
- Camosun College
- Confederation College
- Lambton College
Nhiều thông tin về ngành học Kiến trúc tại Canada sẽ nhanh chóng được cập nhật tại website của VNPC. Nếu muốn có được những thông tin nhanh nhất về trường, lộ trình học và học bổng, hãy liên hệ với những chuyên gia tư vấn giáo dục của chúng tôi ngay bạn nhé!
>> Có thể bạn muốn biết:
Chi phí du học úc
Visa du học úc
Trường đại học úc học phí rẻ
Du học mỹ cần gì
Cách xin học bổng du học canada
Du học úc hết bao nhiêu tiền