Với những bạn đang tìm hiểu và có ý định đi du học, săn học bổng thì thuật ngữ GPA không quá xa lạ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của hành trình du học và giá trị học bổng. Vậy GPA là gì? Có những thang điểm GPA nào? Cách tính và quy đổi điểm GPA chuẩn như thế nào? Hãy cùng Trung tâm Tư vấn du học VNPC tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Điểm GPA là gì? 

Điểm GPA là gì

Ở Việt Nam, cụm từ "điểm trung bình và điểm tích lũy" đã quá quen thuộc với học sinh, sinh viên. Các điểm này khi được dịch sang tiếng Anh là Grade Point Average, viết tắt là GPA. Vậy GPA là gì? GPA là điểm trung bình các môn học của mỗi học sinh/ sinh viên sau khi hoàn thành một kỳ học, khóa học hoặc bậc học. Điểm này luôn là tiêu chí tiên quyết đánh giá kết quả quá trình học tập của tất cả học sinh, sinh viên. 

Đối với những bạn muốn săn học bổng thì sẽ lấy điểm GPA của những năm học gần nhất. Mặc dù còn nhiều yếu tố khác để tăng tính cạnh tranh giữa các ứng viên nhưng việc duy trì điểm GPA cao đồng nghĩa tỷ lệ nhận học bổng cao hơn. 

Hiện có 2 dạng điểm GPA gồm GPA chung và GPA tích lũy, cụ thể:

  • GPA chung: Điểm trung bình của các kỳ học trong năm cộng lại chia đều. 

  • GPA tích lũy: Điểm trung bình tích lũy của khóa học ngắn hoặc một học kỳ. 

Các thang điểm GPA 

GPA là gì? Có những thang điểm GPA phổ biến nào? Mỗi quốc gia có thể sử dụng một thang điểm riêng để đánh giá và phân loại học sinh, sinh viên. Dưới đây là 3 thang điểm GPA phổ biến trên thế giới: 

Điểm GPA thang 10 

Điểm GPA là gì

Thang điểm 10 được dùng để đánh giá kết quả của học sinh bậc THCS, THPT và các trường trung cấp, cao đẳng, đại học áp dụng phương pháp đào tạo biên chế. Cụ thể, phân loại học sinh bằng kết quả học lực theo học kỳ và cả năm như sau: 

  • Học lực giỏi: GPA bao nhiêu là giỏiGPA tối thiểu 8.0, điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 với học sinh trường chuyên và điểm trung bình Toán hoặc ngữ văn tối thiểu 8.0 với trường không chuyên, trung bình mỗi môn còn lại không thấp hơn 6.5. 

  • Học lực khá: GPA tối thiểu 6.5, điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 với học sinh trường chuyên và điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu 6.5 với trường không chuyên, trung bình mỗi môn còn lại không thấp hơn 5.0. 

  • Học lực trung bình: GPA tối thiểu 5.0, điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 với học sinh trường chuyên và điểm trung bình Toán hoặc ngữ văn tối thiểu 5.0 với trường không chuyên, trung bình mỗi môn còn lại không thấp hơn 3.5. 

  • Học lực yếu: GPA tối thiểu 3.5, trung bình mỗi môn còn lại trên 2.0. 

  • Học lực kém: Tất cả những trường hợp còn lại.

Thang điểm 10 sử dụng để đánh giá, phân loại sinh viên theo các ngưỡng sau: 

  • Xuất sắc: Từ 9 - 10

  • Giỏi: Từ 8 - 8.9

  • Khá: Từ 7 - 7.9

  • Trung bình khá: Từ 6 - 6.9

  • Trung bình: Từ 5 - 5.9

  • Yếu: Từ 4 - 4.9

  • Kém: Dưới 4.0

Trong đó, điểm yếu và kém sẽ bị đánh giá không đạt, môn học đó không được tính đã hoàn thành. Nếu GPA yếu hoặc kém thì sinh viên sẽ phải học lại môn học đó. 

>> Xem thêm: Tư vấn du học Singapore

Điểm GPA thang 4

Điểm GPA thang 4

GPA thang điểm 4 được dùng để tính điểm trung bình chung tích lũy học kỳ và năm học của sinh viên đại học/ cao đẳng/ trung cấp sử dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cụ thể, xếp loại học lực sinh viên theo từng kỳ học và năm học như sau: 

  • Xuất sắc: GPA từ 3.6 - 4.0 

  • Giỏi: GPA từ 3.2 - 3.59

  • Khá: GPA từ 2.5 - 3.19 

  • Trung bình: GPA từ 2.0 - 2.49 

  • Yếu: GPA thấp hơn 2.0

Sử dụng thang điểm 4 trong xếp loại bằng tốt nghiệp như sau: 

  • Bằng xuất sắc: GPA từ 3.6 - 4.0 

  • Bằng giỏi: GPA từ 3.2 - 3.9 

  • Bằng khá: GPA từ 2.5 - 3.19 

  • Bằng trung bình: GPA từ 2.0 - 2.49 

*** Lưu ý, sinh viên xếp loại học lực yếu sẽ tính không qua môn, phải học lại để nâng điểm cao lên ngưỡng tối thiểu trung bình.

Điểm GPA thang chữ 

Tương tự thang điểm 4, thang điểm chữ cũng được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng môn học của sinh viên bậc cao đẳng, đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cụ thể: 

  • Giỏi: Điểm A 

  • Khá giỏi: Điểm B+

  • Khá: Điểm B

  • Trung bình khá: Điểm C+

  • Trung bình: Điểm C

  • Trung bình yếu: Điểm D+

  • Yếu: Điểm D

  • Kém: Điểm F, không qua môn, sinh viên phải học và thi lại.

>> Xem thêm: Xin visa du học Úc

Cách tính và quy đổi điểm GPA 

Cách tính và quy đổi điểm GPA

Bên cạnh GPA là gì? Cách tính và quy đổi điểm GPA cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều học sinh, sinh viên. Thực tế, mỗi trường và bậc học sẽ có cách tính điểm GPA khác nhau. Tuy nhiên, kết quả dù là số, chữ cái hay phần trăm đều có thể quy đổi chung về một thang điểm.

Cách tính GPA cấp 3 là gì? 

Với những bạn đang học cấp 3, quan tâm đến cách tính điểm GPA thì có thể áp dụng công thức dưới đây: 

GPA = (∑Điểm trung bình của mỗi năm) / Số năm học

Điểm GPA cấp 3 được làm tròn đến số thập phân thức 1 theo quy tắc làm tròn số. Ví dụ, điểm trung bình 3 năm học cấp 3 của bạn lần lượt là 8.2 - 8.5 - 8.8 thì GPA = (8.2 + 8.5 + 8.8)/3= 8.5. Như vậy, xét trên thang điểm 10, GPA của bạn là 8.5.

Cách tính điểm GPA đại học 

Cách tính điểm GPA đại học có thể khác nhau giữa các quốc gia nhưng đa số đều được tính theo công thức sau: 

GPA = (∑Điểm trung bình môn * số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ

*** Điểm GPA đại học thường được làm tròn đến chữ số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn. Ngoài ra, điểm trung bình môn ở Việt Nam sẽ gồm các đầu điểm sau: 

  • Điểm chuyên cần chiếm 10% 

  • Điểm giữa kỳ chiếm 30% 

  • Điểm cuối kỳ chiếm 60%

Với 2 công thức trên, bạn có thể tự tính điểm GPA của mình để so sánh với yêu cầu điểm GPA. Từ đó, xác định bản thân có đáp ứng điều kiện du học về GPA hay không. 

>> Xem thêm: Chi phí du học Mỹ

Cách quy đổi điểm GPA 

Ngoài khái niệm GPA là gì, Trung tâm Tư vấn du học VNPC còn nhận được rất nhiều thắc mắc về cách quy đổi giữa các thang điểm với nhau. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi điểm GPA dưới đây để tự tính được GPA của mình theo hệ thống giáo dục Mỹ và châu Âu chuẩn: 

Thang điểm 4 Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm IGCSE - thang điểm phổ biến ở Anh Xếp loại
4.0 9.0 - 10 A+ A* Xuất sắc
4.0 8.5 - 8.9 A A Giỏi
3.5 8.0 - 8.4  B+ B Khá giỏi 
3.0 7.0 - 7.9  B C
C+
Khá
2.5 6.5 - 6.9 C+ C
C+
Trung bình khá 
2.0 5.5 - 6.4  C C Trung bình
1.5 5.0 - 5.4  D+ D+ Trung bình yếu 
1.0 4.0 - 4.9  D D Yếu 
0 Dưới 4.0 F U Kém

Các điều kiện về điểm GPA khi đi du học ở 1 số nước phổ biến

Khi du học, yêu cầu về điểm GPA có thể khác nhau tùy vào quốc gia, trường đại học, và chương trình học mà bạn muốn theo học. Dưới đây là một số thông tin chung về yêu cầu GPA khi du học ở một số nước phổ biến:

Du học Mỹ

Mức điểm GPA tối thiểu để có thể vào các trường tại Mỹ là 6.5. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh rất cao nên để tăng cơ hội du học Mỹ, bạn nên chuẩn bị hồ sơ học tập thật đẹp và GPA nên từ 7.5 trở lên. 

Canada

  • Cử nhân: Yêu cầu GPA từ 6.5
  • Thạc sĩ/ Tiến sĩ: Thông thường yêu cầu GPA từ 3.0 đến 3.5. Các chương trình cạnh tranh hơn có thể yêu cầu GPA cao hơn.

Anh

  • Chương trình THPT: GPA từ 6.5 trở lên. 
  • Dự bị đại học: Hoàn thành chương trình lớp 11 với GPA tối thiểu 6.5. 
  • Cao đẳng: Học xong chương trình lớp 12 hoặc năm đầu tiên cao đẳng/ đại học với GPA từ 6.5. 
  • Cử nhân: GPA 6.5. 
  • Thạc sĩ: Tốt nghiệp Đại học với GPA tối thiểu 6.5.

Úc

  • Trung học: GPA tối thiểu 6.5 và hoàn thành chương trình học lớp 6 hoặc lớp 7. 
  • Dự bị Đại học: GPA > 6.0 và hoàn thành chương trình lớp 11. 
  •  Đại học: GPA > 7.0 và hoàn thành chương trình học năm nhất hoặc tốt nghiệp trường chuyên nằm trong danh sách tuyển thẳng tại Việt Nam. Hoặc sinh viên hoàn thành xong chương trình dụ bị đại học Úc. 
  • Sau đại học: GPA >= 6.5 trở lên, tốt nghiệp đại học cùng chuyên ngành .

Canada

  • Tiểu học và trung học: GPA trung bình khá (6.0) trở lên với bậc trung học.
  • Dự bị đại học: Học xong lớp 11, GPA tối thiểu 6.5. 
  • Cao đẳng, đại học: Tốt nghiệp THPT, đủ điểm các môn cần xét theo yêu cầu từng ngành hoặc hoàn thành khóa dự bị. 
  • Sau đại học: Tốt nghiệp đại học với GPA từ 7.0 trở lên. 

Anh quốc

  • Cao đẳng, đại học: Hoàn thành chương trình THPT, GPA từ 6.0 trở lên. 
  • Sau đại học: Tốt nghiệp đại học chính quy với GPA tối thiểu 6.0. 

Thụy Sĩ:

  • Bậc cao đẳng, đại học: Hoàn thành chương trình THPT, GPA từ 6.0 trở lên. 
  • Bậc sau đại học: Tốt nghiệp đại học chính quy với GPA tối thiểu 6.0. 

Các nước khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức)

  • Cử nhân: Yêu cầu GPA từ 2.5 đến 3.0. Các trường đại học hàng đầu có thể yêu cầu từ 3.0 trở lên.
  • Thạc sĩ/ Tiến sĩ: Yêu cầu GPA từ 3.0 đến 3.5. Các chương trình danh tiếng có thể yêu cầu GPA cao hơn.

Tây Ban Nha

  • Khóa học tiếng Tây Ban Nha: Tốt nghiệp THPT hoặc cao đẳng/ đại học tại Việt Nam, GPA 6.5 trở lên
  • Cao đẳng: Tốt nghiệp THPT, GPA tối thiểu 6.5
  • Đại học: Tốt nghiệp THPT, GPA tối thiểu 6.5
  • Thạc sĩ: Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc ngành tương đương, GPA từ 6.5 trở lên

Hàn Quốc

  • Chương trình đào tạo tiếng Hàn: Tốt nghiệp THPT, GPA tối thiểu 6.5
  • Cao đẳng, đại học: Tốt nghiệp THPT, GPA từ 6.5 trở lên
  • Thạc sĩ: Không quá 35 tuổi, tốt nghiệp đại học, GPA tối thiểu 7.0

Một vài thắc mắc về điểm GPA 

điểm GPA

Bên cạnh GPA là gì, Trung tâm Tư vấn du học VNPC còn nhận được rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến điểm GPA như: 

GPA thấp có ảnh hưởng đến xét tuyển du học và xin học bổng không? 

Điểm GPA quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển hồ sơ du học và xin học bổng. Tùy mỗi trường mà yêu cầu về điểm GPA khác nhau, GPA càng cao, cơ hội apply vào các trường cũng như cơ hội xin học bổng càng cao.

Chính vì thế, bạn nên cố gắng học tập mỗi ngày để sở hữu bảng điểm đẹp. Tuy nhiên, ngoài điều kiện về điểm GPA, bạn còn phải đáp ứng những yêu cầu khác như chứng chỉ ngoại ngữ, tài chính, hoạt động ngoại khóa,.... 

GPA thấp nhưng SAT cao có đi du học được không? 

Trường hợp điểm GPA thấp nhưng lại có điểm SAT cao hơn 1400 thì vẫn có cơ hội đi du học. Tuy nhiên, trong thời gian học còn lại, bạn nên chú ý cải thiện điểm số của mình. Đồng thời, trong bài viết luận hoặc trong thư giới thiệu nên giải thích rõ sự khác biệt giữa điểm GPA và SAT để hội đồng tuyển sinh hiểu và chấp nhận sự chênh lệch đó. 

Có cần tham gia ngoại khóa để GPA cao không? 

Thực tế, điểm GPA và hoạt động ngoại khóa không liên quan với nhau. Những hoạt động này sẽ chỉ là 1 điểm cộng giúp hồ sơ du học hoặc xét học bổng của bạn được chú ý hơn. 

GPA giỏi là bao nhiêu? 

Tùy theo từng thang điểm mà GPA loại giỏi sẽ khác nhau, cụ thể: 

  • Thang điểm 4: GPA giỏi từ 3.2 - 3.59.

  • Thang điểm 10: GPA giỏi từ 8.0 trở lên. 

  • Thang điểm chữ: GPA giỏi là điểm A.

GPA và CGPA khác nhau ở điểm nào? 

Nhiều người còn nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ GPA và CGPA. Khác với GPA, CGPA là điểm trung bình tích lũy dần qua thời gian học dài, chẳng hạn toàn bộ chương trình học lấy bằng cử nhân bao gồm tất cả các học kỳ. Dựa vào CGPA sẽ đánh giá toàn bộ quá trình học tập của học sinh, sinh viên. 

Có những thuật ngữ quan trọng nào liên quan đến GPA?

Ngoài thuật ngữ GPA là gì, còn một vài thuật ngữ khác cũng liên quan đến GPA mà bạn nhất định phải hiểu rõ, bao gồm: 

  • Weighted GPA: Là điểm GPA có trọng số, tính dựa theo độ khó của khóa học và thường dùng thang điểm 0-5.0. 

  • GPA out of: Là một cụm từ tiếng Anh chỉ thang điểm GPA, theo sau đó là một con số đại diện cho một thang điểm. Chẳng hạn, GPA out of 4 tức là điểm GPA theo hệ 4,.... 

  • CPA: Thuật ngữ này khiến nhiều người nhầm lẫn với GPA nhưng thực chất nó tương tự với CGPA đã đề cập ở trên, được hiểu là điểm trung bình tích lũy. 

Tổng kết 

Với những chia sẻ trên, Trung tâm Tư vấn du học VNPC đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc GPA là gì cũng như hướng dẫn bạn cách tính và quy đổi điểm GPA chuẩn nhất. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn liên quan đến du học, học bổng,... hãy liên hệ ngay với Trung tâm tư vấn du học VNPC để được đội ngũ chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất nhé!

>> Có thể bạn muốn biết:
Xin học bổng du học Canada cần những gì
Du học Canada nên học ngành gì
Tư vấn du học tại Đà Nẵng
Xin visa du học Mỹ mất bao lâu

TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC VNPC 

VP Hà Nội: Số 85 Vũ Tông Phan, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

VP TP.HCM: Lầu 6, tòa nhà Lộc Lê, số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TPHCM

VP. Đà Nẵng:Tầng 4, số 63 Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: 091 434 3738

Website: https://vnpc.vn/