Học đại học hay học nghề là sự trăn trở rất nhiều năm của các em học sinh cũng như các bậc cha mẹ, chọn hướng đi nào khi mà tỉ lệ sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành ngày càng tăng cao như hiện nay?
Sau đây là những quan điểm của dựa trên những số liệu phân tích và chứng minh của một số tổ chức, sau khi đọc bài này cho dù bạn quyết định như thế nào thì chúng tôi vẫn khuyên bạn nên theo đuổi đam mê và xem xét về năng lực của bản thân, khả năng tài chính của gia đình khi chọn cho mình một hướng đi trong tương lai, cho dù đó là con đường đại học hay học nghề.
1. Những con số đáng báo động về tình hình việc làm
Chọn học nghề hay học đại học là một câu hỏi không dễ giải đáp cho các bậc phụ huynh và học sinh hiện nay. Trong khi nhiều người cho rằng đại học là tấm bằng danh giá, giúp nâng giá trị bản thân và là cánh cửa bước vào tương lai thì thực tế cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp lại đang gia tăng. Theo số liệu thống kê của bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ trong quý III của năm 2017 đã có tới 237 nghìn sinh viên ra trường thất nghiệp, đây là con số đáng báo động.
Trong nhiều năm gần đây, có một số sinh viên ra trường thất nghiệp đã tự tay đốt đi tấm bằng mà bản thân dày công đạt được trong 4 - 5 năm đại học, tiêu biểu là 2 trường hợp của 2 cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế và Đại học Bách Khoa giữa năm 2017 và đầu năm 2018, về một góc độ nào đó thì hành động này có thể hơi phản cảm nhưng khi nhìn nhận thẳng vấn đề thì chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các bạn sinh viên ra trường đều khó khăn trong việc lăn lộn tìm việc làm.
Thậm chí, cũng có một số bạn sinh viên đã phải dặt dẹo với những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành học chỉ để có được 1 nghề ổn định, có chút thu nhập. Tất cả những vấn đề trên đang là nỗi trăn trở lớn mà toàn xã hội đang đi tìm lời giải đáp, vậy liệu mẫu số chung của nó là gì? Bạn nên chọn nghề hay là phải vào đại học như bạn bè cùng lứa?
2. Đại học có phải là con đường thành công duy nhất?
Theo ghi nhận của VNPC trong một số diễn đàn, đa số phụ huynh đều đưa ra ý kiến là muốn con vào đại học và kiếm được một ngành nghề mà bản thân họ cho là danh giá và đáng theo đuổi.
Đại học là con đường dẫn đến thành công, chúng ta không phủ nhận điều đó nhưng thực tế nó không phải là con đường duy nhất, sẽ còn có những con đường khác tốt hơn nếu như bạn biết đam mê, mục tiêu của bản thân và vạch ra đúng lộ trình tương lai của mình.
Trong bối cảnh hội nhập xã hội hiện nay, khi các nhà đầu tư nước ngoài đua nhau rót tiền vào Việt Nam với những dự án khủng, để phát triển những công trình này, họ luôn ưu tiên tìm kiếm cho công ty mình những nhân tài có năng lực làm việc và kỹ năng thực tiễn công việc hơn là một tấm bằng đỏ chót mà không vững vàng về kỹ năng trong công việc. Có rất nhiều người trẻ học đại học ra không làm được việc gì nhưng cũng có nhiều người không học đại học vẫn có thể thành công.
Điển hình là các gương mặt trẻ tài năng như doanh nhân Nguyễn Thành Trung – người đứng đầu dự án công ty khởi nghiệp Lozi Việt Nam (Lozi Việt Nam là công ty phát triển ứng dụng di động tìm kiếm nhà hàng, món ăn ngon tương tự như Foody).
Hay trường hợp cô bạn trẻ Trần Huyền Hương (Hà Nội) người khởi đầu loại hình dịch vụ cà phê mèo ở Hà Nội, lúc đầu cô nàng quyết định bỏ học trường trung cấp quân y mà mình đang theo để bước vào đam mê kết hợp giữa tình yêu thú cưng và sở thích kinh doanh. Với loại hình kinh doanh độc, lạ, dễ thương này quán cà phê của Hương lúc nào cũng chật kín chỗ, sau khi ổn định kinh doanh ở Hà Nội, cô nàng mở thêm chi nhánh ở TP.HCM để phục vụ các bạn trẻ, mỗi tháng cô đều đoạn doanh thu lên tới hàng trăm triệu.
3. Du học học đại học hay nên đi học nghề?
Thực tế, việc lựa chọn cao đẳng hay đại học sẽ còn tùy thuộc vào nhu cầu học thuật, khả năng tài chính, dự định nghề nghiệp… của từng học sinh, sinh viên. Đừng quên xem xét khía cạnh lợi ích khi học cao đẳng hay đại học để xem loại trường nào sẽ phù hợp nhất với bạn. Vậy học cao đẳng nghề có những ưu điểm gì so với học đại học?
Thứ nhất – Chi phí
Dĩ nhiên, đây vẫn là vấn đề quan tâm nhất của mọi du học sinh và các bậc phụ huynh. Chưa kể đến học bổng, mà thực ra học bổng của các trường Cao đẳng nghề thường dao động trong khoảng 4.000$ - 6000$, không quá nhiều so với mức chi phí bạn phải bỏ ra khi đi du học. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều sinh viên du học qua con đường này bởi mức học phí tương đối “mềm”, Chỉ khoảng 9 – 11.000$/năm và mức phí sinh hoạt phải chăng.
Thứ hai – Đầu vào
Nhìn chung, điểm yếu của phần đông sinh viên Việt Nam vẫn là vốn Tiếng Anh còn hạn chế. Vì vậy, lựa chọn Cao đẳng nghề là phương án khá khả thi bởi bạn không cần đau đầu với những SAT, TOEFL hay IELTS. Các trường Cao đẳng nghề đều không yêu cầu tiếng anh và điểm học lực quá cao.
Thứ 3 – Thực tập hưởng lương
Ai cần quan tâm đến vấn đề này chứ. Tại sao ư? Cao đẳng nghề nhận học sinh từ 16 tuổi, tức là chưa cần tốt nghiệp hết cấp 3 bạn đã có thể đi du học. Sau 1 - 2 năm học Cao đẳng nghề, bạn sẽ có cơ hội chuyển tiếp lên Đại học và nhận bằng Cử nhân từ năm 20 tuổi. Bạn có thể đi làm trước 3 năm so với bạn bè đồng trang lứa, tha hồ mà thu hoạch lương cũng như kinh nghiệm làm việc.
Thứ 4 – Chất lượng và môi trường học tập
Đã rẻ rồi thì liệu có ngon - Bổ ? Dĩ nhiên, các nước phương tây sở hữu nền giáo dục coi trọng chất lượng, vì vậy tất cả các trường phổ thông, cao đẳng và đại học đều phải đạt chuẩn. Vì vậy, các bạn có thể yên tâm về chất lượng học tập và giảng dạy tại các trường Cao đẳng nghề tại nước ngoài. Môi trường học tập đa văn hóa tại đây cũng giúp các bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống cũng như học tập, giúp bạn được trải nghiệm nhiều nền văn hóa đa dạng và trưởng thành hơn.
Thứ 5 – Cơ hội làm việc tại nước ngoài
Sinh viên học tập tại các trường Cao đẳng nghề có cơ hội làm thêm 20h / tuần trong thời gian học và lên đến 40h/ tuần trong kỳ nghỉ. Ngoài ra nhiều nước còn có chương trình cho phép sinh viên quốc tế được ở lại từ 2 - 3 năm sau tốt nghiệp.
4. Người Việt học ngành nào dễ xin job ở nước ngoài?
Nghề chăm sóc sức khỏe, Y Tá
Nghề Y mà học lên tới làm bác sĩ thì rất tốn kém. Bạn nào có điều kiện và năng lực thì cứ học nhé. Nhưng có những nghề như carer, care worker, nurse, nurse assistant rất dễ xin việc và thời gian học nghề không quá lâu và tốn kém.
Điểm trừ của những nghề này là thật sự vất vả, progression trong nghề không quá nhiều. Tuy nhiên bạn nào học đại học ngành Nursing, có một vài năm kinh nghiệm đi làm trong Bệnh Viện thì có thể ra làm Tư, khi đó thu nhập rất khá. Mình được biết có chị Specialised Nurse thu nhập cũng $400/ ngày làm việc, không tệ chút nào. Điểm cộng: thị trường lao động lớn, khá dễ xin việc. Nếu các bạn để ý thì người Philippines sang châu Âu đi làm nghề này cực nhiều.
Nghề IT/ Computer Science
Nhân sự của ngành Computer Science ở các nước Châu Âu vẫn luôn ở tình trạng cầu nhiều hơn cung. Việc ứng viên có kinh nghiệm ở Việt Nam rồi apply job từ VN sang đi làm ở Châu Âu là câu chuyện không hề hiếm (bản thân mình cũng có dịp quen không chỉ 1 mà tới mấy anh/chị/ em đã thành công xin việc từ VN rồi).
Đây cũng là một nhóm ngành mà bằng cấp không quá quan trọng. Ý mình là: các bạn có thể sử dụng tấm bằng ở Việt Nam để apply xin việc ở nước ngoài. Rất nhiều anh chị đã thành công. Điểm cộng của nhóm ngành này là: thu nhập tốt (vì thuộc nhóm ngành Kỹ thuật mà), không yêu cầu cao về tiếng Anh, thị trường lao động khá lớn, rất nhiều cơ hội phát triển trong nghề.
Nghề Data
Đây là xu hướng mới không chỉ ở các nước châu Âu, mà cả ở Việt Nam nữa. Vì thị trường việc làm của ngành Data đang ngày một "nở" ra, nên ứng viên tìm việc ngành Data được coi là dễ hơn hẳn mấy ngành khác. Thậm chí, nhiều bạn học mấy ngành khó xin việc hơn (như Finance, Economics, Marketing etc) cũng đã thành công khi chuyển sang xin việc ngành Data
Mình không nói đến những vị trí khó như Data Scientist, vì để làm những role này thì các bạn phải học khá nhiều và nặng (vd: học PhD hoặc chuyên về Mathematics). Các vị trí nghiêng về analyst yêu cầu ít hơn, phần lớn sẽ yêu cầu ứng viên biết sử dụng các tools (như Tableu, SPSS, SAS), languages (như SQL, Python, R) và có một chút kinh nghiệm là đủ để ứng tuyển. Như vậy, kể cả một bạn không học đại học, và chỉ tham gia một số khoá học ngắn hạn, cũng đủ điều kiện để tìm việc ở nước ngoài rồi (tuy nhiên bạn nào có bằng đại học nặng về Toán thì sẽ có lợi thế không nhỏ nhé). Điểm cộng: giống như nhóm ngành IT/ Computer Science như ở trên.
Có thể thấy rằng, cho dù bạn là một học sinh hay phụ huynh đang tìm lối đi cho con em của mình, hãy cân nhắc giữa việc lựa chọn học nghề và học đại học, vì thực tế tuyển dụng hiện nay bằng cấp và điểm số không còn quá quan trọng, thành tích cũng không mang lại cho chúng ta được một việc làm tốt, một mức lương hấp dẫn nếu như không có khả năng thực hành hay ứng dụng kiến thức vào chính công việc thực tế. Đam mê là tất cả! hãy để nó dẫn lối cho bạn hoặc con em mình, vì chỉ khi có đam mê chúng ta mới vượt qua được những khó khăn, sự khắc nghiệt của nghề nghiệp, nếu không yêu thích công việc mình lựa chọn thì cuối cùng những kiến thức trên trường nó sẽ hóa khô khan, tẻ nhạt.
Xem thêm: Du học Singapore