Với mục đích cung cấp thông tin cho học sinh, sinh viên có ý định du học Canada, Công ty tư vấn du học VNPC đưa ra một số cái nhìn tổng quan về nước Canada .
- Diện tích: 9,984,670 km2
- Dân số: 34.57 triệu người
- Thủ đô: Ottawa
- Quốc khánh: 1/7
- Tiền tệ: CAD
- Ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp
- Các thành phố lớn: Toronto, Montreal, Vancouver, Ottawa.
Vị trí địa lý
Với tổng diện tích lên tới 9.984.670 km2, Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, giáp Mỹ. Theo tổng diện tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga, theo diện tích đất, Canada xếp thứ tư. Đó cũng là lý do vì sao tại Canada có 6 múi giờ riêng biệt cho các vùng. Quốc gia rộng lớn này cũng nổi tiếng thế giới với đường bờ biển dài, hệ thống rừng, động thực vật hoang dã, hệ thống bảo vệ nguồn đất và nước.
Canada rộng lớn cũng nổi tiếng với rất nhiều cảnh quan ngoài trời tươi đẹp mà ai cũng có thể thăm quan dễ dàng. Nếu có cơ hội đến với Canada, bạn nhất định không được bỏ lỡ Thác Niagara, núi đá Rockies, đảo Vancouver, hồ Louise, thiên đường Nova Scotia. Phần lớn vùng Bắc Cực của Canada bị băng và tầng đất đóng băng vĩnh cửu bao phủ. Canada có đường bờ biển dài nhất trên thế giới và biên giới Canada - Mỹ là biên giới trên bộ dài nhất thế giới. Canada gồm có tám miền rừng riêng biệt, gồm có rừng phương Bắc rộng lớn. Đất nước lá phong này có khoảng 31.700 hồ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chứa nhiều nước ngọt của thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực hoạt động về mặt địa chất, có nhiều động đất và núi lửa hoạt động trên thế giới.
Khí hậu
Nhiệt độ cao nhất trung bình mùa đông và mùa hè tại Canada khác biệt giữa các khu vực. Mùa đông có thể khắc nghiệt tại nhiều nơi của quốc gia, đặc biệt là trong vùng nội địa và các tỉnh thảo nguyên với các cơn gió lạnh dữ dội. Tại các vùng không nằm ven biển, tuyết có thể bao phủ mặt đất gần sáu tháng mỗi năm, trong khi các phần ở phía bắc có thể dai dẳng quanh năm. Duyên hải British Columbia có khí hậu ôn hòa với mùa đông ôn hòa và mưa nhiều.
Canada có khí hậu ôn đới, chia thành hai mùa chính: mùa đông kéo dài, tuyết băng phủ trong khi mùa hè mát, ấm.
Kinh tế
Là một trong những quốc gia phát triển thuộc nhóm G8, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) với GDP đứng thứ 6 trên thế giới, Canada có nguồn năng lượng tự cung tự cấp dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như niken, quặng sắt, vàng, chì, potat, bạc, than, …
Kể từ đâu thế kỷ 20, sự phát triển của các ngành chế tạo, khai mỏ và các lĩnh vực dịch vụ đã chuyển đổi Canada từ một nền kinh tế nông thôn mức độ lớn sang nền kinh tế đô thị hóa, công nghiệp. Đây cũng là một trong số ít các quốc gia xuất khẩu ròng năng lượng với trữ lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới sau Ả Rập Saudi và Venezuela. Với diện tích rộng lớn, Canada cũng là một trong những quốc gia lớn nhất về cung cấp nông sản trên thế giới như lúa mì, cải dầu và các loại hạt khác.
Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada, chiếm 3/4 nền kinh tế Canada. Khác với các nước phát triển khác, Canada chú trọng vào khu vực sơ khai, với khai thác gỗ và khai thác dầu mỏ là hai ngành quan trọng nhất. Canada cũng có một khu vực chế tạo tương đối lớn, tập trung ở trung tâm Canada, với ngành công nghiệp ô tô - xe máy là đặc biệt quan trọng nhất. Canada xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế tự do trên thế giới.
Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh tế Mỹ. Trong danh sách 2.000 công ty lớn nhất thể giới năm 2008 của báo Forbes Global, Canada có 69 công ty, xếp hạng 5 ngang với Pháp. Thương mại quốc tế đóng góp một phần lớn trong nền kinh tế Canada, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất.
Giao thông
Về hình thức giao thông được sử dụng: ở các thành phố, phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến, bao gồm xe buýt, tàu hỏa, máy bay. Ở những nơi mà mạng lưới giao thông công cộng chưa phổ biến, dịch vụ taxi rất phát triển. Ngoài ra, phương tiện cá nhân cũng rất phổ biến. Khi di chuyển giữa khu vực có và không có mạng giao thông công cộng, người ta có thể dùng phương tiện cá nhân, gửi xe, rồi dùng phương tiện công cộng.
Canada có một hệ thống giao thông rất tốt. Loại phương tiện giao thông mà bạn sử dụng tuỳ thuộc vào vị trí hay thành phố nơi bạn ở. Các thành phố lớn của Canada thường gắn liền với nhau và có thể dễ dàng đi lại qua các phương tiện như máy bay, phà, xe buýt công cộng, taxi, tàu hoả và các phương tiện cá nhân.Thông tin về các tuyến đường và lịch trình của các tuyến xe buýt và tàu hoả luôn có sẵn ở mọi nơi. Chính vì thế ngay khi tới nơi, các bạn nên tìm hiểu về thông tin của các phương tiện giao thông công cộng! Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng trên trang web chính thức của thành phố.
Các lựa chọn về giao thông công cộng đều khác nhau trên khắp đất nước Canada. Các thành phố lớn như Tonronto, Montreal và Vancouver lựa chọn nhiều nhất với các phương tiện xe công cộng như xe buýt, xe lửa hoặc tàu điện ngầm đô thị. Các thành phố nhỏ cũng chọn phương tiện giao thông công cộng như xe buýt và xe lửa.
Hành khách phải đi đến các điểm đỗ xe buýt để đợi xe buýt hoặc xe lửa. Một số thành phố cũng có dịch vụ được gọi là Park và Ride. Nếu bạn sống ở cách xa với trạm xe buýt, bạn có thể lái xe tới điểm đỗ xe, gửi xe của bạn ở đó rồi bắt xe buýt hoặc xe lửa. Thị trấn nhỏ hơn hoặc các khu vực nông thôn thường không có phương tiện giao thông công cộng, nhưng nhiều nơi có dịch vụ taxi địa phương.
Giờ giấc hoạt động và chi phí cho giao thông công cộng khác nhau. Vui lòng kiểm tra kế hoạch giao thông công cộng của địa phương cho chính xác thời gian và thông tin về xe buýt, xe lửa và xe tàu điện có thể đưa đón bạn. Thông tin về phương tiện giao thông có thể tìm thấy trên Internet hoặc trong các trang vàng của sổ điện thoại hoặc trong danh sách chính quyền thành phố tại các trang màu trắng của sổ điện thoại .
Ở Canada, có một loại xe bus cực đặc biệt. Đó là chuyến xe bus mang tên Hippo ở hồ Ontario, thành phố Toronto. Trong mỗi chuyến du ngoạn dài 90 phút, 40 hành khách sẽ được tham quan cảnh từ trên "chiếc thuyền" có hình dáng của xe bus độc đáo. Chuyến đi này rất tuyệt vời cho một buổi pinic gia đình hoặc cho khách du lịch khám phá vẻ đẹp của hồ Ontario.
Hệ thống giáo dục Canada
Hệ thống giáo dục Canada có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều khác biệt so với Việt Nam. Điểm khác biệt lớn nhất đó là ở Canada không có Bộ Giáo dục quản lý và quy chuẩn hệ thống giáo dục chung cho cả nước. Chất lượng giáo dục Canada được công nhận trên toàn thế giới, với những ưu điểm này, công với chi phí sinh họat và học phí tương đối thấp so với các nước phát triển khác như Mỹ, Anh, New Zealand, Canada thu hút đông đảo du học sinh quốc tế, đặc biệt là những du học sinh ở độ tuổi phổ thông trung học. Hiện nay, với khoảng 300.000 du học sinh quốc tế, Canada xếp thứ 7 trên thế giới là điểm đến hấp dẫn để du học với số sinh viên quốc tế chiếm đên 8% sinh viên đại học tại đây. Chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng kiểm định nghiêm ngặt, với tấm bằng từ Canada, bạn có thể mở bất kì cánh cửa tương lai nào.
Hệ thống giáo dục đại học tại Canada được chia thành các cấp bậc:
• Chứng chỉ, thông thường kéo dài một năm
• Bằng cao đẳng, kéo dài một hoặc hai năm
• Bằng cao đẳng nâng cao, kéo dài hai hoặc ba năm
• Bằng cử nhân, được cấp bằng sau bốn năm học toàn thời gian
• Chứng chỉ/văn bằng sau đại học, kéo dài một hoặc hai năm
• Bằng Thạc sĩ, sau khi có bằng cử nhân để học chuyên sâu về một ngành học nhất định, kéo dài một hoặc hai năm
• Bằng Tiến sĩ, thông thường kéo dài từ bốn đến bảy năm
Kỳ nhập học tại Canada
Các trường đại học, cao đẳng tại Canada có 3 kỳ nhập học chính: Hầu hết sinh viên du học Canda thường bắt đầu với kỳ nhập học mùa Thu (bắt đầu từ tháng 9). Đối với những bạn lỡ kỳ nhập học mùa Thu có thể cân nhắc Kỳ nhập học mùa đông (khai giảng vào tháng 1). Một số trường có kỳ nhập học mùa hè (khai giảng tháng 5 hoặc tháng 8) nhưng giới hạn về khóa học và chỉ một số ít trường được phép tổ chức giảng dạy quanh năm tại Canada.
Các kỳ nhập học tại Canada
- Kỳ nhập học mùa Thu: Tháng 9
- Kỳ nhập học mùa Đông: Tháng 1
- Kỳ nhập học mùa Hè: Tháng 5 hoặc tháng 8
Phương pháp dạy và học tại Canada:
Các trường đại học Canada ngoài chuyên về nghiên cứu và giảng dạy chất lượng cao, cũng có mục tiêu tạo cơ hội cải thiện chất lượng học tập, việc làm và đời sống cho sinh viên.
Các khoá học tại đại học thường kết hợp các bài giảng trên lớp và các buổi hướng dẫn. Các bài giảng thường do các giáo sư thuyết giảng và thường có khoảng 30 đến 200 sinh viên tham dự.
Các bài giảng thường được kết hợp với một hoạt động khác như hướng dẫn học hoặc thực hành ở phòng thí nghiệm, giúp sinh viên thảo luận sâu hơn. Số lượng sinh viên tham gia các buổi hướng dẫn thường khoảng từ 20 đến 30 sinh viên.