Du học là cả một chặng đường dài là một hành trình gian nan mà các bạn du học sinh phải trải qua rất nhiều khó khăn. Nhưng khó khăn nhất có lẽ phải nói tới thời gian lúc đầu khi mới đặt chân đến một đất nước xa lạ không có họ hàng thân thích. Du học VNPC hiểu được những khó khăn mà bạn trải qua cũng như là những nỗi lo của phụ huynh khi con mình sống ở một nơi xa không có người thân. VNPC đã cung cấp cho các sinh viên của mình dịch vụ tìm kiếm chỗ ở khi đi du học. Nhưng trước hết các bạn cũng nên tìm hiểu một chút về môi trường sống ở nước ngoài nhé. Ở bài viết này VNPC sẽ hướng dẫn cơ bản các bạn tìm nhà khi du học và sinh sống tại Nhật Bản, cùng theo dõi nhé!
1. Các loại hình nhà ở cho du học sinh ở Nhật Bản
Ký túc xá học sinh của trường
Một phần các trường học có chuẩn bị ký túc xá cho du học sinh. Thông thường, vài tháng trước kỳ nhập học, trường sẽ bắt đầu quảng cáo tìm người ở tại trang web của trường hay bảng thông báo nên những học sinh có nguyện vọng ở tại ký túc xá nên nhanh chóng liên lạc sớm với phía trường. Hầu hết các trường đều có quy định như: giờ giới nghiêm, thời gian sử dụng nhà ăn và quy định về về khách tới thăm hay ở qua đêm bên ngoài.
Vật dụng cần thiết sẽ được trang bị. Mỗi trường sẽ có quy định về thu gom, đổi, giặt ga trải giường khác nhau. Kí túc xá không có Wifi nên nếu muốn sử dụng internet tại phòng thì có thể sử dụng mạng dây. Vì khu vực sinh hoạt chung ở ký túc xá rất rộng nên cần chú ý không làm ồn khi làm vệ sinh, dọn dẹp. Tất cả các trường đều nghiêm cấm hút thuốc và người ngoài ngủ lại kí túc xá.
Homestay
Một trong những lý do nhiều du học sinh chọn Nhật Bản là niềm đam mê sâu sắc với nền văn hóa phong phú của Nhật bản. Với hình thức Homestay, du học sinh sẽ sống cùng với gia đình người Nhật nên sẽ có những trải nghiệm của riêng mình về tập quán sinh hoạt, văn hóa, lễ nghi của người Nhật, các sự kiện, lễ hội của địa phương…Chắc chắn du học sinh sẽ học được rất nhiều từ việc ở Homestay nhưng cũng có khả năng xảy ra bất hòa nếu ở cùng những gia đình không hợp với mình. Chính vì vậy, nên dành thời gian thận trọng tìm địa chỉ homestay. Đặc biệt với những học sinh có kế hoạch ở Homestay trong thời gian dài cần chú trọng tới sự hòa hợp với gia đình Homestay.
Hội quán sinh viên
Hội quán giao lưu quốc tế là hệ thống nhà thuê dành cho người nước ngoài tại Nhật, được phát triển và vận hành bởi Trung tâm hỗ trợ sinh viên Nhật bản và có cơ sở tại Tokyo, Hyogo, Sapporo, Fukuoka, Oita. Ngoài ra cũng có 1 vài tổ chức độc lập khác kinh doanh hình thức hội quán sinh viên. Không chỉ du học sinh cùng trường mà sinh viên người Nhật và nghiên cứu sinh người nước ngoài cũng có thể đăng ký ở, tuy nhiên người sống ở đây có nền tảng văn hóa tương đồng nên hoàn toàn yên tâm về an ninh. Phòng trong hội quán chủ yếu là phòng dành cho 1 người thế nhưng tùy thành phố mà cũng có phòng rộng dành cho vợ chồng hay gia đình, nên cần xác nhận trước với các hội quán. Hầu hết các hội quán đều có vị trí thuận tiện cho việc đi bộ đến ga tàu nên không cần lo lắng về đi lại. Sinh viên sẽ sử dụng chung nhà ăn, nhà bếp, phòng giặt đồ, phòng tự học, tuy nhiên hầu như không có sự bất tiện lớn về mặt sinh hoạt. Tùy theo từng hội quán mà bữa sáng và bữa tối sẽ được chuẩn bị để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho sinh viên, ngoài ra một số trường có chương trình sống trải nghiệm và chia khu dành cho nam và nữ.
Nhà thuê nguyên căn
Nếu sinh viên tự tìm nhà thuê nguyên căn thì có thể chọn những vị trí, ngôi nhà mình thích. Tuy nhiên ngoài các khoản phí như: tiền nhà hàng tháng, tiền điện nước, tiền internet, phí công ích thì còn có các khoản phí ban đầu khá đắt đỏ khác như: phí bảo lãnh, tiền bồi dưỡng, tiền đặt cọc, phí môi giới, thủ tục bảo hiểm cháy nổ. Hơn nữa, tùy vào vị trí, gia dụng, đồ điện trong nhà mà tiền thuê sẽ có khác biệt lớn. Ngoài ra người thuê cũng có trách nhiệm bảo quản và bảo trì toàn bộ thiết bị, gia dụng, đồ điện trong nhà. Trường hợp xảy ra yêu cầu bồi thường hư hỏng, để tránh tổn thất về tinh thần, vật chất tới người bảo hộ liên đới.
2. Hướng dẫn thuê nhà ở Nhật Bản cho du học sinh
Tìm nhà ở thông qua công ty bất động sản
Công ty bất động sản là bên trung gian cung cấp dịch vụ cho thuê nhà. Bạn có thể nhìn thấy các công ty này ở quanh nhà ga với các biển hiệu như “Bất động sản ” hay “Home”. Trên cửa kính mặt trước các công ty này có dán rất nhiều những tờ giấy ghi thông tin nhà cho thuê rất dễ nhìn.
Tìm nhà ở thông qua internet
Các trang web tìm nhà nổi tiếng:
- SUUMO – http://suumo.jp
- ATHOME – http://www.athome.co.jp
- CHINTAI – http://www.chintai.net
Nếu tìm thấy căn nhà phù hợp với tiêu chí, hãy thử gọi điện ngay.
3. Một số lưu ý khi tìm nhà cho du học sinh ở Nhật Bản
Cân nhắc về địa điểm bạn lựa chọn ở khi du học Nhật Bản
Khu vực bạn quyết định sống sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt hàng ngày của bạn. Một trong những cách thuê nhà ở Nhật tiết kiệm nhất là bạn nên cân nhắc những điều kiện sau:
- Thời gian đi bộ từ nhà đến ga khoảng 5 đến 15 phút là tuyệt nhất
- Gần siêu thị, combini, nhà thuốc, ….
- Ưu tiên có bãi đỗ xe, an ninh tốt.
- Nếu bạn đã có gia đình thì ưu tiên khu vực gần trường học, bệnh viện, trụ sở quận,…
- Nếu nơi làm việc hoặc trường học cách nơi ở xa, phải chắc chắn khu vực của bạn đi tàu điện ít phải chuyển tàu nhất. Tối đa chuyển tàu 2 lần là đã mệt mỏi lắm rồi.
Cấu trúc của căn nhà ở Nhật Bản
Khi thuê nhà, bên môi giới sẽ giới thiệu cho bạn căn nhà có những thuật ngữ như sau:
- 1R: một phòng khép kín liền nhà bếp
- 1K: một phòng + nhà bếp
- 1DK: một phòng ngủ + phòng ăn / nhà bếp
- 1LDK: một phòng ngủ + phòng khách kiêm phòng ăn / nhà bếp
- 2DK: hai phòng ngủ + phòng ăn / nhà bếp
Còn nhiều các thuật ngữ khác miêu tả như: 2K, 3DK, 3LDK, ….. và nhà càng nhiều phòng thì chi phí càng lớn.
Cách thuê nhà ở Nhật – thủ tục thuê nhà ở Nhật Bản như thế nào?
Hợp đồng thuê nhà ở Nhật Bản thường kéo dài 2 năm, nếu sau 2 năm bạn muốn thuê tiếp nhà đó thì bạn sẽ phải trả thêm 1 khoản phí gọi là koushinhi để kéo dài hợp đồng, thường phí này bằng giá thuê nhà ở Nhật Bản 1 tháng (có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy theo nơi ở và chủ nhà). Tuy nhiên, nếu đã ký hợp đồng 2 năm nhưng trong vòng chưa tới 2 năm có việc đột xuất bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì phải báo trước hơn 1 tháng cho phía môi giới bất động sản, tùy theo hợp đồng lúc đầu thỏa thuận bạn có phải bồi thường tiền cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không.
Một điều khác biệt giữa cách thuê nhà ở Nhật Bản và Việt Nam chính là việc ký hợp đồng thuê nhà, ngoài tiền nhà tháng đầu tiên phải trả, bạn còn phải trả thêm một số khoản khác bao gồm: tiền lễ và tiền đặt cọc, 2 loại tiền này trả cho chủ nhà thuê, và thêm 1 khoản khác trả cho trung tâm môi giới bất động sản là tiền phí giới thiệu (các thủ tục thuê nhà ở Nhật Bản chủ yếu thông qua nhà môi giới bất động sản, chứ không tiến hành giao dịch trực tiếp với chủ nhà cho thuê).
Thời điểm thích hợp để thuê nhà
Thông thường, Mùa Tuyển Dụng Công Việc ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 hàng năm. Đây cũng là khoảng thời gian nhập học lớn nhất, tính cả du học sinh lẫn sinh viên Nhật.
Khi đi đến công ty bất động sản, bạn nên tìm nơi có nhân viên hỗ trợ tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nên đi cùng một người khá tiếng Nhật để có thể hiểu rõ các thông tin.
Bạn nên đi xem và chuẩn bị thuê nhà vào khoảng tháng 2 và tháng 3 là hợp lý.
Các bạn nên tìm đến những công ty tư vấn du học Nhật Bản uy tín để có được sự hỗ trợ tốt nhất trong suốt quá trình du học tại Nhật Bản các bạn nhé!
Các loại phí khi thuê nhà tại Nhật
Khi thuê nhà ở Nhật, ngoài khoản tiền thuê nhà và tiền đặt cọc các bạn còn phải nộp các khoản chi phí khác như:
- Tiền đặt cọc: là tiền để dọn dẹp, sửa chữa lại nhà khi bạn chuyển ra. Tùy vào mức độ hư hại của nhà mà tiền đặt cọc sẽ bị trừ hết hoặc được trả lại một phần. Tiền đặt cọc thường bằng 1 tháng tiền nhà.
- Tiền lễ: Thường bằng 1 tháng tiền nhà. Khác với tiền đặt cọc, tiền lễ sẽ không được trả lại khi bạn chuyển ra.
- Phí môi giới: Là khoản phí trả cho công ty bất động sản, thường là 1 tháng tiền nhà.
- Tiền thuê nhà: Tiền thuê nhà hàng tháng. Khi thuê nhà, thường bạn sẽ phải trả trước 1 tháng tiền nhà.
- Phí quản lý: Là tiền quản lý bạn phải đóng hàng tháng cùng với tiền nhà.
- Phí bảo hiểm: Là phí bảo hiểm bạn phải trả khi chuyển vào.
- Công ty bảo lãnh: Nếu bạn không có người bảo lãnh tại Nhật thì cách thuê nhà ở Nhật là bạn phải thuê công ty bảo lãnh đứa ra bảo lãnh cho mình và phải trả phí bảo lãnh.
- Hợp đồng: Khi thuê nhà, các bạn sẽ phải làm hợp đồng thuê nhà. Thường hợp đồng thuê nhà sẽ được làm tại Fudosan hoặc công ty quản lý khu nhà bạn đang ở.
- Gia hạn hợp đồng: Khi hợp đồng nhà hết hạn, bạn gia hạn hợp đồng nhà. Mỗi lần gia hạn thường tốn 1 tháng tiền nhà.
Văn phòng Tư vấn du học VNPC là một trong những công ty tư vấn chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm về du học, việc làm và định cư tại nước ngoài. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, VNPC đã giúp cho hàng ngàn sinh viên tiếp cận được với những nền giáo dục hiện đại để họ tiếp tục giấc mơ chinh phục kiến thức cũng như chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng. Chúng tôi luôn hỗ trợ và đồng hành cùng các bạn du học sinh để các bạn có thể yên tâm sinh sống và học tập trong suốt thời gian ở nước bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi ở tốt trong thời gian ở Nhật Bản, liên hệ với VNPC để được tư vấn bạn nhé!
>> Có thể bạn muốn biết:
Du học Úc cần ielts bao nhiêu
Công ty tư vấn du học Canada nào tốt
Du học Úc nên chọn trường nào
Đi du học Úc hết bao nhiêu tiền
Du học Canada nên học ngành gì
Du học nghề Úc bao nhiêu tiền