Thụy Sỹ vốn là quốc gia du học nổi tiếng với các cơ hội thực tập hưởng lương cao dành cho du học sinh, vì thế ma việc làm thêm ở đây thường ít được nhắc tới. Có rất nhiều sinh viên, học sinh đã hỏi VNPC rằng, liệu em có thể kết hợp việc thực tập hưởng lương và làm thêm ngoài giờ học để giảm gánh nặng chi phí du học được không? Hôm nay, VNPC sẽ mang tới câu trả lời đầy đủ nhất tới cho bạn!
Du học Thụy Sỹ có được đi làm thêm?
Thực tế, quy định làm thêm ở Thụy Sỹ đối với chương trình Quản trị Khách sạn và các chương trình đại học rất khác biệt.
Đối với chương trình đại học không được phép thực tập, quy định làm thêm của chính phủ Thụy Sỹ như sau:
- Làm thêm tối đa 20 giờ 1 tuần
- Bắt đầu được cấp phép làm thêm khi đã học tập tại Thụy Sỹ ít nhất 6 tháng, chương trình học của bạn cũng cần phải kéo dài hơn 6 tháng
- Trong các kỳ nghỉ ngoài thời gian học (không tính thứ 7, chủ nhật), sinh viên cũng được phép làm nhiều hơn nhưng không quá 42 giờ/tuần
- Không được vắng mặt quá 20% số giờ học trong chương trình
- Sinh viên có trách nhiệm phải thông báo tình hình làm thêm cho các cơ quan chức năng Thụy Sỹ
- Sinh viên làm thêm phải đóng đầy đủ thuế và bảo hiểm theo quy định chính phủ Thụy Sỹ
- Những công việc nằm trong danh sách đen (việc trốn thuế) tuyệt đối bị cấm và không được hưởng sự đảm bảo từ nhà nước
Du học Thụy Sỹ ngành Quản trị Khách sạn có được phép làm thêm
Đối với chương trình học lấy bằng cử nhân, thạc sĩ Quản trị Khách sạn tại Geneva, Lucern, Montreux,… hoàn toàn không cho phép sinh viên được làm thêm trong quá trình học.
Lý do chính bởi khóa học này đã có 40 – 50% thời lượng chương trình dành cho việc thực tập hưởng lương, thuận lợi hơn rất nhiều so với việc học lý thuyết tối thiểu 80% thời lượng như các chương trình đại học khác. Chương trình có đặc điểm:
- Trong quá trình thực tập hưởng lương, sinh viên được nhà trường đảm bảo tìm việc trong hệ thống đối tác nhà hàng khách sạn tại Thụy Sỹ hoặc trên thế giới với mức lương tối thiểu 2179CHF/tháng (đối với Thụy Sỹ).
- Công việc này là hợp pháp và được sự cho phép của chính phủ và bảo lãnh của nhà trường.
- Sinh viên hoàn có thể chủ động đăng ký ứng tuyển các vị trí mà mình mong muốn và tiến hành phỏng vấn với các nhà hàng khách sạn thuộc hệ thống đối tác của trường để có được công việc phù hợp, không phụ thuộc tuyệt đối vào quyết định phân bổ của nhà trường.
- Các bạn sinh viên Quản trị Khách sạn cũng vẫn phải theo quy định đóng thuế của chính phủ Thụy Sỹ và không được phép làm việc trốn thuế.
Như vậy, ta có thể thấy những ưu điểm của việc thực tập hưởng lương ngành Quản trị Khách sạn so với làm thêm khi học chương trình cơ bản như sau:
- Công việc được trường đảm bảo
- Mức độ an toàn tuyệt đối và tránh được các công việc làm “chui” hay phạm pháp
- Thời gian làm việc dài (mỗi năm làm 6 tháng)
- Mức lương cao và ổn định
- Kinh nghiệm từ công việc sẽ nhiều hơn và được sự chỉ dạy tận tình từ các thầy cô trong trường
Các bạn sinh viên học Quản trị Khách sạn nhưng vẫn cố tình tìm việc làm thêm bất hợp pháp sẽ có nguy cơ bị cảnh sát Thụy Sỹ hoặc cơ quan ban ngành Thụy Sỹ phát hiện và trục xuất về nước. Những trường hợp này sẽ khó có cơ hội xin visa vào Thụy Sỹ nói riêng và khối Châu Âu nói chung trong nhiều năm sau đó.
Một số lưu ý khi đi làm thêm khi đang du học Thụy Sỹ
Tuy nhiên, để tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống, các bạn cũng nên quan tâm đến một số quy định quan trọng về việc làm thêm của sinh viên dưới đây nhé.
- Chỉ có các sinh viên thuộc hệ đại học mới được cấp phép làm ngoài giờ.
- Mỗi tuần, số giờ làm việc không được vượt quá 20 giờ. Trong các kỳ nghỉ, số giờ làm thêm được phép tăng lên, nhưng cũng không quá 42 giờ một tuần.
- Sinh viên không được vắng mặt quá 20% tổng số giờ học trong chương trình học.
- Các hình thức công việc đen (trốn thuế) tuyệt đối bị cấm.
- Sinh viên sẽ được cấp phép làm thêm sau khi đến Thụy Sỹ 6 tháng và học tại đây ít nhất 6 tháng.
- Sinh viên có trách nhiệm thông báo tình hình làm thêm cho các cơ quan kiểm soát.
- Sinh viên làm thêm phải đóng thuế và bảo hiểm y tế.
Thời gian tới, VNPC sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về du học Thụy Sỹ của bạn, đồng thời cung cấp thêm những thông tin, cơ hội cực kỳ tuyệt vời tới cho tất cả du học sinh Thụy Sỹ tương lai tại Việt Nam. Để được đánh giá hồ sơ và xây dựng lộ trình nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại liên hệ với những chuyên gia giáo dục của VNPC ngay hôm nay bạn nhé!
>> Có thể bạn muốn biết:
Du học Canada ngành truyền thông
Ielts bao nhiêu để đi du học Canada
Thủ tục xin visa du học Úc
Du học Úc ngành luật
Du học Úc nên chọn trường nào
Đi du học ở Úc hết bao nhiêu tiền