Tìm kiếm một công việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng tài chính và trang trải thêm cho cuộc sống du học là nỗi lo của rất nhiều du học sinh. Nắm rõ quy định làm thêm của nước bạn đi du học sẽ giúp bạn tìm được công việc phù hợp mà không vi phạm Luật pháp của nước bạn, và vẫn đảm bảo hoạt động học tập của mình. Ở bài viết này VNPC sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy định làm thêm và mức lương khi đi làm thêm du học ở các nước.
1. Chuyện làm thêm ở Anh
Nếu bạn có ý định du học Anh thì bạn cần biết thông tin này, rằng sinh viên muốn đi làm thêm ở quốc gia này cần phải có visa bậc 4. Visa bậc 4 là loại visa chỉ được cấp cho sinh viên quốc tế đang học tại Anh trong thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn.
Nghĩa là không phải vừa bước qua Anh là bạn có thể đi làm được ngay, bạn cần thời gian ít nhất 6 tháng mới có thể đi làm.
Ngoài ra Giấy phép làm việc tại Anh có được cấp hay không tùy thuộc vào ngành và trường mà bạn theo học. Điều này cũng có nghĩa là không phải cứ ở Anh 6 tháng thì sẽ được đi làm thêm, bởi có những ngành, những trường không cho phép bạn đi làm thêm.
Nếu bạn đi làm thêm, thời gian tối đa trong một tuần cho phép bạn làm là 10 – 20 giờ. Nhưng vào kỳ nghỉ, thời gian đó có thể tăng lên 40 giờ 1 tuần. Mức lương trung bình khi làm thêm tại Anh là khoảng 8 - 15 Bảng/ giờ.
2. Chuyện làm thêm ở Úc
Làm thêm ở Úc có vẻ dễ chịu hơn so với ở Anh. Tại Úc, du học sinh sẽ được làm thêm 40 giờ trong vòng 2 tuần (nếu đang ở thời gian học), còn nếu đang ở kỳ nghỉ thì có thể làm thêm toàn thời gian. Ở Úc có nhiều chương trình hỗ trợ tìm việc làm và cung cấp cơ hội làm việc đúng nghĩa cho sinh việc.
Điều đặc biệt khi làm thêm ở Úc chính là mức lương. Lương sẽ được thỏa thuận giữa sinh viên và chủ thuê, nhưng dù là thỏa thuận bao nhiêu đi chăng nữa cũng phải tuân theo mức lương được quy định bởi Chính phủ. Do vậy sinh viên du học Úc hoàn toàn có thể yên tâm khi đi làm ở đây mà không bị lợi dụng trả lương quá thấp. Mức lương cho du học sinh khi làm thêm ở Úc sẽ giao động từ 12 - 21 AUD/ giờ.
Xem thêm: So sánh chi phí du học các nước để tìm ra quốc gia du học nước nào rẻ nhất?
3. Chuyện làm thêm ở Mỹ
Du học Mỹ bạn không chỉ phải đối mặt với mức học phí cao mà việc làm thêm ở đây cũng khá rắc rối.
Nếu bạn được cấp visa F-1 – là visa dành cho những sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian thì bạn sẽ được phép làm thêm 20 giờ / tuần (trong kỳ học) và 40 giờ / tuần (kỳ nghỉ). Nhưng bạn chỉ được làm thêm trong trường chứ không được làm thêm công việc ngoài. Nghĩa là cơ hội lựa chọn việc làm cực ít, thường chỉ là phụ việc ở căn tin hoặc thư viện.
Nếu muốn làm việc ở ngoài bạn phải xin phép Sở di trú Mỹ, muốn được chấp nhận bạn phải học ít nhất 1 năm tại đây và phải làm những công việc liên quan đến chuyên ngành mà mình đang theo học. Mức thu nhập làm thêm cho du học sinh Mỹ sẽ giao động từ khoảng 8 - 12 USD/ giờ.
4. Chuyện làm thêm ở Canada
Trong số những quốc gia được nhiều sinh viên lựa chọn du học thì Canada được đánh giá là nơi thoải mái nhất cho sinh viên đi làm thêm. Ở Canada, bạn có thể làm việc trong trường cũng được, ngoài trường cũng được, điều kiện đơn giản chỉ là bạn là sinh viên toàn thời gian của truờng đại học hoặc cao đẳng nào đó.
Thậm chí bạn học ở trường tư cũng có thể đi làm, điều kiện là trường đó phải nhận được ít nhất 50% hỗ trợ từ chính phủ hoặc trường công có thẩm quyền trong đào tạo.
Nếu làm việc ở khuôn viên trường, sinh viên muốn làm thêm bao nhiêu giờ cũng được. Còn nếu làm thêm ở ngoài, bạn sẽ phải xin giấy phép từ chính quyền địa phương và chỉ được làm tối đa 20 giờ / tuần (trong kỳ học) và 40 giờ / tuần (kỳ nghỉ).
Nhìn chung, du học Canada không chỉ có những trường chi phí thấp mà còn cho phép sinh viên làm thêm để trang trải cuộc sống. Có thể nói đây là quốc gia lý tưởng để sinh viên du học tiết kiệm. Mức thu nhập của du học sinh khi làm thêm tại Canada sẽ giao động từ 15 - 17 CAD/ giờ.
Nếu bạn là người quan tâm đến vấn đề làm thêm khi đi du học, hãy cân nhắc lựa chọn những trường thoải mái trong vấn đề này. Để chọn cho mình một chương trình du học, ngành học, quốc gia du học phù hợp liên hệ với VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!