Có người thân tại Thụy Sĩ và sắp tới du khách muốn ghé thăm thân tại đất nước Thụy Sĩ, nhưng chưa nắm rõ chế độ thăm thân tại Thụy Sĩ thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho du khách một số thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt cho chuyến đi của mình. Ở những bài viết trước VNPC đã chia sẻ về thủ tục xin Visa thăm thân nhân ở Thụy Sĩ, ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một chút về chế độ thăm thân nhân và giải đáp những thắc mắc thường gặp. Những thông tin quan trọng sau đây cũng góp phần vào quá trình xin visa Thụy Sĩ thăm thân của bạn trở nên thuận lợi hơn đấy.
Đi thăm thân và xin Visa thăm thân ở Thụy Sĩ dễ hay khó?
Dựa trên thực tế thì xin Visa thăm thân luôn dễ đậu hơn du lịch tự túc. Khi đi du lịch tự túc, bạn chỉ có thể dựa vào khả năng tài chính của bản thân. Còn khi thăm thân, bạn có thể lựa chọn tài chính của mình hoặc người thân. Ai mạnh hơn thì nộp.
Có các loại visa thăm thân Thụy Sĩ nào?
Cũng giống như các quốc gia khác có 2 loại hình visa Thăm Thân Thụy Sĩ. Bạn có thể nộp hồ sơ diện Visa Du Lịch Thụy Sĩ bình thường hoặc nộp hồ sơ xin Visa có người thân bảo lãnh.
Nếu chọn Visa người thân bảo lãnh, cơ hội đạt Visa cao hơn Visa Du lịch Thụy Sĩ diện bình thường. Tuy nhiên, chỉ có những đương đơn trực hệ như ông bà, con cái, anh chị, cha mẹ, chú bác, cô dì, cháu ruột và có thể chứng minh mối quan hệ ruột thịt đó mới có thể nộp loại visa bảo lãnh này.
Xin visa Thụy Sĩ thăm thân nhân gồm những:
- Xin visa thăm con đang du học/ công tác.
- Xin visa thăm bạn bè.
- Xin visa thăm bạn trai/bạn gái.
- Xin visa thăm vợ/ chồng.
Visa thăm thân Thụy Sĩ sẽ có những ích lợi gì?
Visa du học Thụy Sĩ thuộc khối Schengen cho phép Quý vị ở lại Thụy Sĩ trong thời gian liên tục hoặc tổng số thời gian lưu trú liên tục không quá 90 ngày trong sáu tháng kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên. Thụy Sĩ là một trong 26 nước châu Âu thuộc khu vực Schengen không có sự kiểm soát biên giới giữa các quốc gia.
Nếu các bạn dự định đến Thụy Sĩ trong thời gian lưu trú hơn 90 ngày, thì các bạn cần có Thị thực Nhập cảnh (Visa D). Thị thực Nhập cảnh cho phép quý vị ở lại đến 90 ngày, trong thời hạn hiệu lực của visa D, để nhập các nước Schengen khác. Bất kỳ thời gian lưu trú tại quốc gia nào dài hơn 90 ngày sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của quốc gia đó và không thuộc Hiệp định Schengen.
Thời hạn của Visa thăm thân Thụy Sĩ là bao lâu?
Thời hạn của visa này là từ 3 tháng đến 2 năm, một lần hoặc nhiều lần tuỳ vào hồ sơ. Thị thực ngắn hạn cho phép khách hàng nhập cảnh và lưu trú tại đây trong thời gian ngắn. Thời gian lưu trú tùy thuộc vào tính chất của chuyến đi.
Thời gian xử lý: trung bình khoảng 10 - 14 ngày tuỳ vào hồ sơ và thời điểm xin Visa. Tuy nhiên theo mức độ hoàn chỉnh của hồ sơ và tính chất chuyến đi mà thời gian có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại. Để không ảnh hướng đến lịch trình, VNPC khuyên quý khách nên nộp hồ sơ trước khoảng 01 tháng.
>> Xem thêm: Du học Thụy Sĩ 2025: Thông tin MỚI đầy đủ nhất
Một vài lưu ý khi xin Visa thăm thân Thụy Sĩ
- Để được xét duyệt nhanh chóng thì bạn nên chuyển khoản tiền lệ phí visa vào tài khoản của Đại sứ quán trước khi nộp hồ sơ.
- Tất cả các giấy tờ bằng tiếng Việt phải nộp kèm bản dịch tiếng Anh có công chứng.
- Một cá nhân hoặc Vợ chồng cùng đi hoặc Cha mẹ đi cùng con cái phụ thuộc (phải dưới 20 tuổi) tất cả đương đơn nộp đơn cùng lúc, điền chung 1 đơn xin visa (chỉ phải trả lệ phí xét 1 hồ sơ)
- Hồ sơ xin visa cần được nộp trước 03 tuần so với ngày đi dự kiến (nhưng không quá 3 tháng trước ngày đi dự kiến).
- Thời hạn visa là không cố định có thể là 3 tháng đến 2 năm, một lần hoặc nhiều lần nên khi nhận được kết quả visa cần đọc kĩ tránh hiểu lầm kết quả.
- Những thông tin cung cấp trong tờ khai xin visa đi Thụy Sĩ phải đảm bảo các yếu tố: Trung thực, đầy đủ và chính xác. Nếu phát hiện giả mạo, bạn sẽ bị từ chối cấp visa.
- Sắp xếp giấy tờ theo trình tự hợp lý.
- Thời gian sớm nhất để có thể gửi hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Thụy Sĩ ở Việt Nam là 3 tháng trước ngày dự định khởi hành và chậm nhất là 3 tuần.
- Phí xin visa đi Thụy Sĩ được đóng theo sự hướng dẫn của nhân viên lãnh sự, phí này không hoàn trả lại cho dù bạn có được cấp visa hay không.
Khi đi thăm thân nhân ở Thụy Sĩ bạn cần phải biết những gì
Một vài thông tin về văn hóa Thụy Sĩ bạn cần biết trước chuyến đi thăm người thân. Để chuyến đi của bạn trọn vẹn hơn, bạn cần tìm hiểu sơ qua một vài nét văn hóa của người dân Thụy Sĩ để giúp bạn dễ dàng hòa nhập hơn với cuộc sống của người dân bản địa trong thời gian bạn thăm thân ở Thụy Sĩ nhé!
Người Thụy Sĩ được coi là rất lịch sự, không gò bó và hạn chế tối đa động chạm trực tiếp với nhau. Cho nên, ngoài cái bắt tay làm quen thì nên hết sức tránh vỗ vai, vỗ lưng hay vòng tay khoác, ôm họ. Khi ngồi trao đổi thường giữ khoảng cách ít nhất 1 mét, kể cả khi đứng nói chuyện với nhau cũng giữ khoảng cách xa. Chỉ được xưng hô bằng tên gọi khi thật thân thiết với nhau.
Họ rất coi trọng sự yên bình, tính tự lập và độc lập. Vì thế, họ không xô bồ với người khác và không để người khác xô bồ với mình. Họ rất ít khi để cảm xúc chi phối hành động.
Người Thụy Sĩ ít làm những động tác bằng tay khi nói chuyện. Chống tay ngang hông bị coi là thách thức họ, khoanh tay trước ngực bị coi là biểu hiện của sự cự tuyệt. Dang rộng tay hoặc cử động mạnh bị coi là lố bịch hoặc đe dọa họ.
Nên giữ khoảng cách 3 bước với người xung quanh mặc dù bạn có thể là bạn bè quen thuộc hoặc nam hay nữ. Nếu sơ ý có một sự va chạm nhẹ bạn nên mở lời xin lỗi ngay nhé.
Không nên đụng chạm đến những gì không phải là sở hữu của mình. Mặc dù ở những nơi công cộng, trên đường phố, trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu thấy vật gì không là của mình, bạn nên đừng dụng đến nó.
Bắt tay
Đây là cử chỉ quen thuộc thông thường đối với các nước phương Tây mang tính trận trọng mặc dù bắt tay người cùng giới hay khác giới. Nếu bạn đang ngồi bỗng dưng có người đến bắt tay bạn, nên cố gắng đứng lên đưa bắt tay phải, vì bắt tay bao giờ cũng ở trạng thái đứng.
Hôn má
Diễn tả mối quan hệ mật thiết bạn bè thân thiết, họ hàng thân thuộc. Theo phong tục người Thụy Sĩ thường hôn nhau ba lần hai bên má đối với phái nữ, trong khi đó người Pháp hoặc Đức hôn hai lần bên má.
Chào hỏi
Cố gắng mở lời chào khi gặp nhau mặc dù là nhiều lần trong ngày và dù chỉ là người quen biết bình thường, hàng xóm.
Xưng tên họ
Rất được coi trọng trong những cuộc gặp gỡ mang tính trân trọng, ví dụ như phỏng vấn việc làm, các cuộc hợp… bạn nên nhớ họ của người mình sẽ gặp đó là sự chứng tỏ sự tôn trọng. Khi gặp nhau nên mở lời chào trình trình kèm theo họ của người đó. Ví dụ theo tiếng Anh “Good morning/ afternoon, Mr. Carr (họ)” và người đối diện cũng sẽ có cử chỉ đáp lại tương tự.
Trên đây, là một chút những thông tin về chế độ và thủ tục bạn cần phải tuân thủ khi qua Thụy Sĩ thăm thân nhân. Để nhận được thông tin chi tiết hơn, xin mời quý khách hàng liên hệ với VNPC các bạn nhé!
>> Có thể bạn muốn biết:
Du học Thụy Sĩ nên học ngành gì
Chi phí du học Thụy Sĩ
Du học Thụy sĩ ngành điều dưỡng
Top các trường đại học ở Thụy Sĩ
Du học Thụy Sĩ ngành quản trị khách sạn