• Diện tích: 41.290 km2
  • Dân số: 8,2 triệu người
  • Thủ đô: Bern
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp
  • Quốc khánh: 1/7
  • Tiền tệ: CHF
  • Các thành phố lớn: Bern, Zurich, Basel, Geneva, Lausanne…

Vị trí địa lý
Thuy Sỹ là quốc gia liên bang có đất liền chung quanh thuộc Trung Âu, trên dãy Alps, Bắc giáp Đức, Nam giáp Ý, Tây giáp Pháp và Đông giáp Áo và Liechtenstein. Với vị trí địa lý ở trung tâm châu Âu nên Thụy Sỹ được coi như “trái tim” của Châu Âu. 

Quốc gia này có 3 kiểu địa hình cơ bản: Swiss Alps ở phía Nam, Cao nguyên Thụy Sĩ và dãy núi Jura ở phía Bắc.  Trong đó dãy núi Alps chiểm tới 60% tổng diện tích Thụy Sĩ, chay theo hướng Trung – Nam của quốc gia này. Trong số các thung lũng cao của Swiss Alps, có nhiều sông băng với tổng diện tích lên tới 1.063 km2, là thượng nguồn của các sông lớn như sông Rhine, Inn, Ticino và Rhone. Thụy Sĩ có khoảng một trăm đỉnh núi có độ cao gần hoặc cao hơn 4.000m, trong đó 2 đỉnh cao nhất là Monte Rosa và Matterhorn, đều thuộc Pennine Alps, bang Valais. Đoạn Bernese Alps qua thung lũng Lauterbrunnen có 72 thác, nổi tiếng nhất là Jungfrau và Eiger và nhiều thung lũng đẹp như tranh vẽ trong khu vực.

VNPC Giới thiệu về Thụy Sỹ

Khí hậu
Chiu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa, nên khí hậu ở Thụy Sĩ khá ôn hòa, mát mẻ với nhiệt độ trung bình tầm 12*C, thay đổi theo khu vực, từ các môi trường băng hà ở đỉnh cao đến các khu vực mát mẻ gần khí hậu Địa Trung Hải ở tận phía Nam Thụy Sĩ .  Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm vào các đợt mưa, do đó những nơi này rất lý tưởng cho phát triển gia súc và đồng cỏ. Mùa đông thì ít ẩm hơn những vùng núi có thể nhận thấy những khoảng chu kỳ dài có khí hậu ổn định trong vài tuần, trong khi các vùng đất thấp hơn có xu hướng chịu ảnh hưởng ngược lại.

Kinh tế
Là một đất nước đồi núi với hơn 40 dãy núi cao trên 4.000m so với mặt nước biển, Thụy Sĩ là nước ít tài nguyên thiên nhiên, song lại có mức phát triển vững mạnh đáng kể trên toàn cầu. Diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, nhưng Thụy Sĩ lại có vị trí quan trong về kinh tế tài chính và hệ thống ngân hàng uy tín bảo mật nổi tiếng Thế giới. GDP đầu người của Thụy Sĩ xếp khoảng thứ 8 thứ 9 trong bảng xếp hạng GDP thế giới với mức 58.000 USD/người/năm, trong khi tại Anh, con số này chỉ dừng lại ở mức 40.000 tại Anh. 

Bên cạnh đó, quốc gia này cũng nổi tiểng về nhiều ngành công nghiệp phát triển cao như điện cơ, hóa chất, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dược phẩm, dịch vụ và bảo hiểm, nhưng lại không bao giờ có những tòa nhà chọc trời hay ô nhiễm khói bụi, kinh tế Thụy Sĩ phụ thuộc chủ yếu vào ngành xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. 

Giao thông
Thụy Sỹ có hệ thống giao thông phát triển cao, vời hệ thống đường bộ dày đặc và hệ thống tàu hỏa thuận tiện, hiệu quả. Hàng trăm đường hầm và cầu kỹ thuật cao bảo đảm giao thông cho đất nước nhiều đồi núi này, đặc biệt những đường hầm xuyên núi Alps giúp rút ngắn quãng đường từ phía Bắc đến phía Nam châu Âu. Tiêu biểu là đường hầm cho tàu hỏa Saint Gotthard và Lotschberg, Saint Gotthard là đường hầm dành cho xe ô tô dài nhất the61v giới và cũng là đường giao thông huyết mạch của châu Âu để băng qua núi Alps. Để bảo vệ khu vực núi đồi này khỏi những tác động xấu của việc lưu thông quá tải, chính phủ Thụy Sĩ đã hạn chế mật độ phương tiện lưu thông vào khu vực này.

Chất lượng hệ thống đường cao tốc ở Thụy Sĩ đứng đầu thế giới với tổng chiều dài đường bộ là 71,214 km (năm 2004). Số người sở hữu xe ô tô của Thụy Sĩ rất cao và đang tăng lên. Xe buýt cũng là một phương tiện giao thông công cộng quan trọng và rất nổi tiếng ở Thụy Sĩ, những tuyến xe buýt sơn màu sáng được điều hành bởi Hiệp hội xe khách Thụy Sĩ. Lịch trình của xe buýt được điều chỉnh phù hợp với giờ khởi hành của những tuyến tàu hỏa và những tuyến xe buýt này được sắp xếp gần làng và những thị trấn.

Dù Thụy Sĩ là quốc gia không giáp biển nhưng chính phủ liên bang cũng thành lập đội thương thuyền quốc gia gồm 32 tàu lớn và vô số thuyền bè hoạt động ở những cảng nước ngoài và cảng Basel ở song Rhine. Đặc biệt những du thuyền sang trọng của Thụy Sĩ nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Rhine là con sông lớn nhất nhưng chỉ phù hợp cho những hoạt động thương mại hàng hải giữa Basel và Rheinfelden.

Hãng hàng không quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ là Swiss International Airlines thuộc sở hữu của tư nhân và nhà nước. Những sân bay quốc tế của Thụy Sĩ là Zurich, Geneva và Basel.

Hệ thống giáo dục Thụy Sĩ

Tại Thụy Sỹ, giáo dục rất đa dạng do Hiến pháp Thụy Sĩ giao quyền hệ thống giáo dục cho các bang, gồm hai dạng trường công và trường tư với rất nhiều trường quốc tế. Đại học đầu tiên tại Thụy Sĩ được thành lập năm 1460 tại Basel, cho đến nay, Thụy Sỹ có tất cả 12 trường đại học với Đại học Zurich là đại học lớn nhất.

Hệ thống giáo dục Thụy Sỹ

Là đất nước đứng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàn, khách sạn và du lịch, Thụy Sĩ là cái nôi đào tạo những nhà quản lý hàng đầu thế giới. Nhờ vậy, Thụy Sĩ trở thành một đất nước trung lập có nền giáo dục đạt chuẩn cao và được công nhận trên toàn thế giới. Phần lớn các trường đào tạo quản trị khách sạn của Thụy Sỹ đều giảng dạy theo tiếng Anh với chương trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, đòi hỏi sinh viên phải đi thực tập có trả lương, giúp các du học sinh tăng thêm nguồn thu nhập trong quá trình học tập tại Thụy Sĩ.

Ở Thụy Sĩ, mỗi bang đều chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục của bang mình nên sẽ có sự khác biệt rõ rệt về phương diện giáo dục giữa các bang. Thụy Sĩ có cả hệ thống trường công và trường tư, nhưng học sinh phần lớn học tại các trường công. Trường công bao gồm nhà trẻ, trường tiểu học, trung học, đại học. Hầu hết các bang đều có 1 trường trung học.

Chương trình tiểu học: dành cho lứa tuổi từ 7-13 tuổi, kéo dài trong 6 năm

Chương trình trung học cơ sở: dành cho lứa tuổi từ 13-16 tuổi, kéo dài trong 3 năm.

Chương trình dạy nghề: dành cho học sinh từ 16 tuổi trở lên.

Sau khi học xong chương trình phổ thông, học sinh có thể chuyển sang hướng học nghề. Thời gian học là khác nhau tùy theo ngành nghề. Các ngành nghề thì hết sức đa dạng, từ những nghề sản xuất chế tạo đến các nghề trong văn phòng. Học sinh cũng được thực tập tại các nhà máy hoặc công công ty. Kết thúc khóa học, học sinh có thể tự tin để tìm cho mình một công việc phù hợp hay tiếp tục học lên cao hơn trong các trường trung học hoặc cao đẳng kỹ thuật.

Chương trình trung học phổ thông: dành cho học sinh từ 13 – 19 tuổi.

Tất cả các trường cấp 3 có thời gian học là 4,5 năm. Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ lấy được bằng do liên bang cấp.

Chương trình đại học: dành cho học sinh từ 19 tuổi trở lên.

Sau khi học xong chương trình phổ thông, học sinh sẽ được liên bang cấp bằng. Khi có bằng này thì học sinh có thể tiếp tục học lên chương trình đại học. Thời gian học tại các trường đại học thường kéo dài 4 năm.

Học xong chương trình đại học khi du học Thụy Sĩ chắc chắn bạn sẽ có được những kỹ năng và kinh nghiệm để xin được một việc làm như mong muốn.

Chương trình sau đại học: Sau khi tốt nghiệp đại học nếu bạn muốn tiếp tục học lên chương trình thạc sỹ thì bạn chỉ cần mất 1 năm để lấy được bằng thạc sỹ. Sau khi có bằng thạc sĩ thì bạn chỉ cần học thêm 1 năm nữa là bạn có thể lấy bằng tiến sĩ.