Định cư Đức là một lựa chọn hấp dẫn bởi những lợi ích như nền kinh tế phát triển, hệ thống an sinh xã hội tốt, môi trường sống chất lượng cao. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về mức độ khó khăn khi định cư tại “xứ sở bia”. Trong bài viết dưới đây, Tư vấn du học VNPC sẽ cung cấp cho bạn thông tin về chính sách, lợi ích, các diện định cư và hình thức định cư tại Đức. Đừng bỏ lỡ nhé!

Sơ lược về chính sách định cư Đức 

Nhằm thu hút nhiều công dân từ khắp nơi trên thế giới và giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, Đức đã có nhiều sửa đổi quan trọng, nới lỏng điều kiện nhập cư cũng như cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tên đầy đủ của luật nhập cư mới của quốc gia này là “Gesetz zur geordnete Steuerung der Zuwanderung und zur Aufnahme von Flüchtlingen” - Luật quản lý và tiếp nhận người nhập cư và người tị nạn. Theo Bộ trưởng Lao động Hubertus Heil giải thích: “Trong cuộc cạnh tranh về tài năng, chúng tôi đang cung cấp những cách làm việc mới và trên hết là tạo điều kiện dễ dàng hơn khi làm việc ở Đức". 

Vậy, định cư Đức cần điều kiện gì? Khi tìm hiểu về định cư Đức, bạn cần lưu ý một số điều có trong luật định cư sau: 

  • Có giấy phép lưu trú tại thời điểm nộp hồ sơ và thời gian lưu trú hợp pháp từ 5 năm trở lên. 

  • Đảm bảo cuộc sống ổn định cho mình và người thân khi sinh sống tại Đức, đồng thời đáp ứng đủ điều kiện nhà ở theo đúng quy định.

  • Đã đóng tối thiểu 60 tháng vào quỹ bảo hiểm lương hưu diện bắt buộc hoặc tự nguyện và phải chứng minh đã tham gia vào quỹ bảo hiểm tương ứng, những lý do ốm đau hay sinh con trong thời gian làm việc. 

  • Người định cư phải có bằng cấp, kỹ năng ngành nghề phục vụ công việc ở Đức. 

  • Nếu tự hành nghề thì đương đơn phải đóng bảo hiểm y tế và mất sức.

  • Trình độ tiếng Đức đủ để giao tiếp, theo luật mới là chứng chỉ B1 và vượt qua bài kiểm tra trắc nghiệm. 

  • Không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự trong thời gian sinh sống tại Đức và phải thừa nhận pháp luật quốc gia này. 

  • Phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của bản thân.

định cư đức

Những ưu điểm và nhược điểm khi định cư Đức 

Định cư Đức ngày càng được nhiều công dân quốc tế lựa chọn, trong đó có rất nhiều người Việt Nam bởi nhiều ưu điểm như: 

  • Nền kinh tế phát triển mạnh: Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Nơi đây có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp như kỹ thuật, cơ khí, ô tô, hóa chất và dược phẩm.

  • Hệ thống an sinh xã hội toàn diện: Chính phủ Đức cung cấp hệ thống an sinh xã hội hào phóng cho người dân, bao gồm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, trợ cấp hưu trí và trợ cấp cho người tàn tật.

  • Chi phí sinh hoạt hợp lý: So với các nước châu Âu khác, chi phí sinh hoạt ở Đức tương đối hợp lý. Giá nhà ở, thực phẩm và phương tiện giao thông ở mức trung bình khá.

  • Giáo dục chất lượng cao: Hệ thống giáo dục Đức được đánh giá cao trên thế giới với chất lượng giáo dục xuất sắc và miễn phí cho tất cả mọi người, từ mẫu giáo đến đại học.

  • Cơ hội học tập đa dạng: Đức có nhiều trường đại học và cao đẳng uy tín, cung cấp nhiều chương trình học đa dạng cho sinh viên quốc tế.

  • Hệ thống y tế hiện đại: Đức có hệ thống y tế hiện đại và hiệu quả, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho tất cả mọi người.

  • Bảo hiểm y tế toàn diện: Bảo hiểm y tế là bắt buộc ở Đức, đảm bảo mọi người đều có quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết.

  • Hộ chiếu quyền lực: Hộ chiếu Đức là một trong những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, cho phép bạn miễn thị thực đến hơn 180 quốc gia.

  • Vị trí thuận lợi: Đức nằm ở trung tâm châu Âu, giúp bạn dễ dàng di chuyển đến các quốc gia châu Âu khác bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không.

  • Hội nhập dễ dàng: Chính phủ Đức có nhiều chương trình hỗ trợ giúp người nhập cư hội nhập vào xã hội, bao gồm học tiếng Đức và tìm kiếm việc làm.

  • Tôn trọng sự đa dạng: Đức là một quốc gia đa dạng và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo.

  • Chất lượng cuộc sống cao: Đức có chất lượng cuộc sống cao với nhiều cơ hội để vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động thể thao và văn hóa.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số thách thức khi định cư Đức như:

  • Rào cản ngôn ngữ: Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức ở Đức và bạn cần học tiếng Đức để hòa nhập vào xã hội và tìm kiếm việc làm.

  • Văn hóa khác biệt: Văn hóa Đức có thể khác biệt so với văn hóa Việt Nam, do đó bạn cần thời gian để thích nghi.

  • Thị trường lao động cạnh tranh: Thị trường lao động Đức có thể cạnh tranh, đặc biệt là với những người nhập cư mới. 

>> Xem thêm: Visa du học Đức

Các diện định cư Đức phổ biến 

Hiện nay, có một số diện định cư Đức phổ biến dành cho người nước ngoài, bao gồm:

Định cư Đức diện tay nghề 

Đây là diện định cư phổ biến nhất dành cho người nước ngoài có trình độ tay nghề cao. Vậy chương trình định cư Đức diện tay nghề cần điều kiện gì? Để được định cư diện này, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu sau: 

  • Có bằng cấp chuyên môn được công nhận ở Đức.

  • Có trình độ tiếng Đức B1 trở lên.

  • Có hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu 45.400 euro/năm.

  • Có bảo hiểm y tế.

  • Có nơi ở.

Các bước để sang Đức làm việc gồm: 

  • Bước 1: Tìm kiếm công việc ở Đức 

  • Bước 2: Nộp đơn xin visa diện việc làm của Đức 

  • Bước 3: Đến Đức và nhận giấy phép cư trú làm việc 

Ngoài ra, để được cấp giấy phép cư trú làm việc tại "xứ sở bia", người sử dụng lao động và người lao động cần chứng minh được: 

  • Có sự thiếu hụt nguồn nhân lực đến từ Đức hoặc EU nên không thể lấp đầy vị trí công việc. 

  • Nhân viên có các điều kiện giống như bất cứ nhân viên người Đức nào về cả môi trường làm việc lẫn tiền lương. 

  • Công ty thuê nhân viên phải có giấy tờ đăng ký kinh doanh và chứng nhận hợp pháp của Chính quyền Đức. 

định cư đức

Định cư Đức theo diện đầu tư 

Các doanh nhân và nhà đầu tư tạo ra cơ hội kinh tế ở nước Đức được phép nhập cư vào quốc gia này. Thế nhưng, nhà đầu tư cần phải đảm bảo ngưỡng nhất định, số tiền này khoảng 25.000 Euro. Bên cạnh đó, bạn phải có thị thực tự làm việc tại Đức và phải chứng minh thêm những điều sau: 

  • Đảm bảo số tiền cần thiết để đầu tư. 

  • Khoản đầu tư của bạn phải mang lại lợi ích cho kinh tế nước Đức.

  • Khoản đầu tư được yêu cầu trong nước. 

Nếu duy trì tư cách là doanh nhân ở Đức thì bạn được phép gia hạn không giới hạn giấy phép cư trú 3 năm. Đồng nghĩa với việc bạn có thể ra vào đất nước này bất cứ khi nào mong muốn. 

>> Xem thêm: Du học Đức có cần ielts không

Định cư Đức theo diện đoàn tụ gia đình 

Tất cả vợ/chồng, con cái dưới 16 tuổi của người nước ngoài ở Đức đều có thể nộp đơn xin nhập cư vào Đức để đoàn tụ với vợ/ chồng hoặc cha mẹ họ. Theo đó, vợ/chồng phải chứng minh đã kết hôn và con cái phải cung cấp được giấy khai sinh. Với trẻ dưới 16 tuổi, không yêu cầu tiếng Đức nhưng từ 16 tuổi trở lên phải chứng minh trình độ tiếng Đức cũng như khả năng thích nghi, hòa nhập. Đối vợ/chồng của người bảo lãnh, ít nhất phải có trình độ tiếng Đức A1.

Du học định cư Đức 

Du học sinh sau khi tốt nghiệp tại Đức sẽ có cơ hội xin visa định cư du học Đức. Chương trình này chỉ áp dụng cho du học sinh có bằng cấp đại học trở lên hoặc chứng chỉ chuyên môn từ Đức. 

Để du học và định cư Đức, sinh viên quốc tế cần đáp ứng những điều kiện sau: 

  • Điều kiện cần: Gia hạn giấy phép cư trú, thời gian gia hạn lên tới 18 tháng tới 3 năm và được cấp bởi sở ngoại kiều nếu hoàn thành khóa học với kết quả học tập tốt. 

  • Điều kiện đủ: Phải có thẻ định cư, có thể là thẻ xanh EU hoặc thẻ định cư vĩnh viễn. 

Chi phí định cư Đức 

Tùy vào từng diện định cư Đức mà chi phí sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể như sau: 

Đầu tư vào doanh nghiệp tại Đức 

Việc lựa chọn đầu tư vào các dự án phù hợp được Chính phủ phê duyệt vô cùng quan trọng, không chỉ giúp tăng cơ hội định cư mà còn tạo nguồn thu nhập từ các khoản đầu tư cho bạn. Chương trình đầu tư định cư Đức luôn khuyến khích các doanh nhân tạo ra nhiều việc làm cho công dân Đức với mức đầu tư từ 300.000 đến 1.000.000 Euro. Lưu ý, khoản đầu tư càng lớn thì tỷ lệ thành công khi xin định cư Đức càng cao. 

Tự thành lập doanh nghiệp tại Đức

Ngoài việc đầu tư vào doanh nghiệp tại Đức, doanh nhân có thể tự lập doanh nghiệp mới với kế hoạch kinh doanh cụ thể. Trong quá trình thành lập và xét duyệt hồ sơ xin định cư, nhiều cơ quan Chính phủ Đức sẽ cùng đánh giá tiềm năng mà doanh nghiệp mang lại giá trị kinh tế cho quốc gia của họ. 

Nhà đầu tư cần có số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tại Đức từ 350.000 đến 500.000 Euro. Khoản đầu tư càng lớn, tỷ lệ thành công khi xin định cư tại Đức càng cao. 

Chi phí sinh hoạt tại Đức 

Sau khi xin định cư Đức thành công, bạn phải chi trả rất nhiều khoản tiền sinh hoạt hàng tháng. Theo số liệu thống kê của trang web Federal, chi phí nhà ở tại Đức khoảng 859 Euro/tháng và trung bình bạn sẽ phải trả 7- 12 Euro cho một bữa ăn trưa tại nhà hàng hoặc quán cafe phổ thông. 

Theo thống kê, một ngôi nhà phổ biến tại Đức có diện tích khoảng 140m2 đến 180m2, bao gồm cả gara để ô tô. Giá nhà trung bình theo diện tích như sau:

  • 100m2: 150.000 Euro

  • 100 – 140m2: 240.000 Euro

  • 140 – 180m2: 310.000 Euro

  • 180m2: 530.000 Euro

Lưu ý, mức chi phí sinh hoạt tại Đức nhiều hay ít tùy thuộc vào khu vực sinh sống, nhu cầu chi tiêu và số thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, để tránh rơi vào cảnh túng thiếu, bạn nên lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng hợp lý. 

>> Xem thêm: Du học Đức mất bao nhiêu tiền

định cư đức

Hồ sơ xin visa định cư Đức gồm những gì? 

Định cư Đức có khó không? Thực tế, xin định cư Đức không hoàn toàn khó khăn như bạn nghĩ. Tuy nhiên, bạn cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện định cư Đức theo từng diện và chuẩn bị hồ sơ chỉn cư. Dưới đây là bảng tổng hợp những loại giấy tờ đương đơn xin visa định cư và người bảo lãnh: 

  Các loại giấy tờ 
Người xin visa

- Đơn xin visa đi Đức, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin 

- Hộ chiếu bản gốc còn giá trị và có chữ ký

- Ảnh visa chuẩn phông quốc tế 

- Bản sau hộ khẩu, căn cước công dân, giấy khai sinh có công chứng 

- Bản sao có công chứng giấy đăng ký kết hôn/ ly hôn nếu có 

- Chứng chỉ tiếng Đức, tối thiểu A1 theo khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của châu Âu 

- Các giấy tờ chứng minh công việc

- Giấy tờ chứng minh tài chính đảm bảo đủ chi trả mọi chi phí bao gồm sổ tiết kiệm, giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, chứng nhận sở hữu các tài sản khác (nếu có) 

- Trường hợp xin visa định cư để kết hôn với người Đức cần bổ sung thêm chứng nhận độc thân hoặc quyết định ly hôn có xác nhận của chính quyền địa phương. 

- Giấy chứng minh dự định kết hôn với người cư trú tại Đức có xác nhận của Sở hộ tịch Đức

Người bảo lãnh

- Thư mời bản gốc nêu rõ thông tin người mời, người được mời cùng mục đích bảo lãnh

- Hộ chiếu bản sao hoặc căn cước công dân 

- Thẻ cư trú hoặc giấy xác nhận nơi ở có dấu xác nhận của Chính quyền địa phương 

- Giấy tờ chứng minh công việc, tài chính 

- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh gồm sổ hộ khẩu, hình ảnh, giấy khai sinh,.... 

- Giấy cam kết bảo lãnh được cung cấp bởi Sở Ngoại kiều có thẩm quyền tại Đức nơi người bảo lãnh cư trú 

 

Các hình thức định cư Đức 

Định cư Đức bằng cách nào? Hiện có 3 hình thức định cư Đức phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo, gồm: 

Thẻ cư trú 

Nếu visa du lịch chỉ có thời hạn 3 đến 6 tháng, do Đại sứ quán xét duyệt thì thị thực dài hạn do Sở ngoại kiều cấp và có thời hạn lâu hơn. Khi nhập cảnh vào Đức với visa định cư Đức dài hạn và đăng ký hộ khẩu thường trú, Sở ngoại kiều nơi bạn đăng ký sẽ xét duyệt đơn xin gia hạn thị thực. Tùy vào lý do du học, đi lao động hay đoàn tụ cùng gia đình mà thẻ cư trú sẽ có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm. 

Sau mỗi lần thẻ cư trú hết hạn, bạn phải cập nhật lại hồ sơ bao gồm hợp đồng làm việc, bảng lương hoặc khoản chứng minh tài chính tương ứng để xin gia hạn. Hiện nay, thành phố Berlin là khu vực cho phép thời hạn thị thực dành cho sinh viên quốc tế dài nhất 3 năm.

Thẻ xanh 

Thẻ xanh là loại giấy phép cư trú tạm thời được Chính phủ Đức cấp cho người có trình độ đại học trở lên trong thời hạn 4 năm. Tuy nhiên, điều kiện cấp loại thẻ này sẽ thay đổi theo từng năm. Nếu thời hạn hợp đồng lao động 4 năm thì thời hạn của thẻ xanh cộng thêm 3 tháng. Bạn có thể gia hạn nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Sở Ngoại kiều và Sở Lao động. 

Nếu thay đổi công việc đã được đăng ký khi xin cấp thẻ trong 2 năm đầu làm việc thì bạn cần thông báo và xin giấy phép từ cả công ty mới lẫn cũ. Những người được cấp thẻ xanh không chỉ có thể làm việc ở Đức mà còn ở các quốc gia khác trong khối Liên minh châu Âu. 

Đặc biệt, thẻ xanh không giới hạn nhóm nghề nhất định. Tuy nhiên, đó phải là công việc phù hợp với trình độ người xin việc. Với du học sinh tốt nghiệp đại học trở lên, xin việc làm đúng ngành, mức lương tối thiểu cùng thời gian làm việc ít nhất 21 tháng và trình độ tiếng Đức B1 trở lên là có thể xin định cư Đức với thẻ xanh. 

Thẻ định cư vĩnh viễn 

Công dân nước ngoài muốn được cấp thẻ định cư vĩnh viễn tại Đức cần đáp ứng những điều kiện sau: 

  • Có giấy phép lưu trú 5 năm 

  • Mức thu nhập tốt, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và các thành viên trong gia đình

  • Đóng đủ 60 tháng vào quỹ bảo hiểm hưu trí 

  • Không vi phạm pháp luật hoặc bị án treo ở Đức 

  • Trình độ tiếng Đức B1 hoặc tương đương

  • Đủ diện tích nhà ở theo quy định, tối thiểu 12m2/người

Đối với người đã có thẻ xanh, sau khi làm công việc đúng chuyên ngành trên 33 tháng sẽ có quyền xin cấp thẻ định cư vĩnh viễn tại Đức. Nếu người có chứng chỉ tiếng Đức B1 trở lên thì thời gian 33 tháng được rút ngắn xuống thành 21 tháng. Lưu ý, từ ngày 01/03/2020, chủ sở hữu thẻ xanh của Liên minh châu Âu cũng phải chứng minh kiến thức cơ bản về luật pháp và trật tự xã hội cũng như điều kiện sống ở Đức.

định cư đức

Nên học ngành gì dễ định cư tại Đức? 

Việc lựa chọn ngành học phù hợp để định cư tại Đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sở thích, năng lực, khả năng ngôn ngữ và nhu cầu thị trường lao động Đức. Tuy nhiên, nhìn chung, một số ngành học sau đây có cơ hội định cư cao tại Đức:

Nhóm ngành Y - Dược:

  • Y tá, Điều dưỡng: Nhu cầu về nhân lực y tá, điều dưỡng tại Đức luôn cao do dân số già hóa.

  • Bác sĩ: Các chuyên ngành bác sĩ như bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ gia đình, bác sĩ nhi khoa cũng có nhu cầu cao.

Nhóm ngành Kỹ thuật:

  • Kỹ sư cơ khí, điện tử, tự động hóa: Đức là cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, do đó nhu cầu về kỹ sư trong các lĩnh vực này luôn cao.

  • Kỹ sư phần mềm, lập trình viên: Ngành công nghệ thông tin (CNTT) phát triển mạnh mẽ tại Đức, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư phần mềm và lập trình viên.

  • Kỹ sư xây dựng: Nền công nghiệp xây dựng tại Đức cũng rất phát triển, do đó nhu cầu về kỹ sư xây dựng luôn cao.

Nhóm ngành Kinh tế - Tài chính:

  • Quản trị kinh doanh, quản trị du lịch, quản trị khách sạn: Các ngành học này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực du lịch và khách sạn, vốn rất phát triển tại Đức.

  • Kế toán, kiểm toán: Nhu cầu về nhân lực kế toán, kiểm toán luôn cao tại các doanh nghiệp Đức.

Nhóm ngành Dịch vụ:

  • Du lịch, nhà hàng - khách sạn: Ngành du lịch Đức phát triển mạnh mẽ, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, do đó nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này luôn cao.

  • Điều dưỡng người già: Do dân số già hóa, Đức đang thiếu hụt nhân lực điều dưỡng người già.

định cư đức

Tổng kết 

Có thể nói, việc định cư Đức mở ra cánh cửa đến một quốc gia phát triển, an toàn, với nền giáo dục và hệ thống y tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để biến ước mơ thành hiện thực, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, tài chính và tinh thần. Việc lựa chọn diện định cư phù hợp đóng vai trò then chốt trong hành trình chinh phục nước Đức. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng năng lực, sở thích và mục tiêu của bản thân để đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Đừng quên theo dõi Tư vấn du học VNPC để đón đọc thêm nhiều tin tức về du học, định cư các nước Úc, Canada, Singapore, Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,... hơn mỗi ngày nhé!

>> Có thể bạn muốn biết:
Hồ sơ du học Đức gồm những gì
Du học Đức ngành khách sạn
Các học bổng du học đức
Du học Đức 2024