Khi bạn đi du học tại một đất nước xa lạ đồng nghĩa với việc chi phí về mọi dịch vụ cũng được tăng lên đáng kể, đặc biệt là về việc giao dịch mua bán thường ngày. Chính vì thế, bạn nên mở ít nhất một tài khoản tại quốc gia mà mình đang theo học. Nó sẽ giúp cho việc mua bán, đóng học phí hoặc sinh hoạt cá nhân trở nên thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Vậy nếu bạn đi du học Ba Lan thì sẽ mở tài khoản như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
1. Nên mở tài khoản tại ngân hàng nào tại Ba Lan?
Tại Ba Lan có khá nhiều ngân hàng cho sinh viên quốc tế có thể lựa chọn để mở tài khoản như:
- Ngân hàng ALIOR
- Ngân hàng ECBS
- Ngân hàng Expats
- Ngân hàng Zachodni WBK
- Ngân hàng ING
- Ngân hàng Millennium
Với người nước ngoài sinh sống, học, tập và làm việc tại Ba Lan thường sử dụng nhất là ngân hàng ING và Millennium. Bởi 02 ngân hàng này có nhiều chi nhánh, giao dịch viên hầu hết thông thạo tiếng anh do khách hàng mục tiêu của họ phần lớn là người nước ngoài và có dịch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt. Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ của 02 ngân hàng Alior và ECBS đây cũng là 02 ngân hàng uy tín và có chất lượng dịch vụ rất tốt tại Ba Lan. Các bạn cũng có thể tải app của các ngân hàng này về điện thoại để tiện sử dụng nhé.
2. Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Ba Lan
Để mở tài khoản ngân hàng và nhận thẻ ATM tại Ba Lan không khó, tuy nhiên, do mình là người nước ngoài nên khi ra ngân hàng mở tài khoản các bạn đừng quên mang các loại giấy tờ sau:
- Passport
- Student Card hoặc Letter of Acceptance từ trường
Sau khi đến ngân hàng các bạn làm theo hướng dẫn của giao dịch viên, hoàn toàn có thể hỏi họ nếu phần nào chưa rõ nhé. Thông thường các gia đình thường sẽ gửi tiền USD qua cho các bạn, bạn có thể đổi đô ngay tại ngân hàng hoặc ra các Kantor, giống như ở Việt Nam đổi tiền tại các điểm đổi tiền như Kantor (hay ở Hà Trung, Hà Nội) thường có tỷ giá tốt hơn, nhưng lưu ý các bạn không nên đổi tiền quá nhiều thường nên đổi 500 USD – 1,000 USD mà thôi. Thứ nhất là để bạn “không vung tay quá chán” tiêu nhiều dẫn đến thâm hụt ngân sách, thứ hai cũng là để cho an toàn; thứ ba đó là việc tỷ giá lên xuống – các bạn nên kiểm tra tỷ giá trước thấy tỷ giá hợp lý hãng đổi tiền nhé.
Một số Kantor có tỷ giá tương đối tốt mà du học sinh hay đổi tiền tại đây như Kantor gần Carrefour nằm trong Galeria Mokotow. Điểm lợi nhất khi đổi tiền ở đây đó là họ sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bạn tránh cho bạn việc cầm quá nhiều tiền mặt trong người. Hoặc các bạn cũng có thể ra các Kantor dưới Underground Centrum nhớ check tỷ giá trước khi giao dịch.
3. Những lưu ý trong quản lý tài khoản ngân hàng ở Ba Lan
Bạn cần tuyệt đối giữ bí mật thông tin trên thẻ cũng như mã số bí mật (PIN). Trường hợp mất thẻ bạn phải đến ngay ngân hàng để khóa thẻ, vì chỉ cần con số trên thẻ cũng đủ để mua hàng trên mạng.
Khi các bạn chuyển nhà, bạn cần thông báo địa chỉ mới cho ngân hàng. Nếu bạn không cập nhật địa chỉ, các thông báo của ngân hàng không chuyển tới bạn được và bạn có thể bị phạt vì lỗi này. Bạn cũng có thể đổi chi nhánh ngân hàng về gần nhà cho tiện giao dịch.
Trước khi rời khỏi Ba Lan, bạn bắt buộc phải đóng tài khoản. Hãy cắt hết các khoản thuê bao hàng tháng như điện thoại, internet, điện, gas…; và ra ngân hàng thông báo đóng tài khoản.
Trên đây là một số thông tin trong quá trình mở thẻ ngân hàng ở Ba Lan. Hãy nhớ rằng có rất nhiều ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho sinh viên quốc tế. Do đó, điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ các điều khoản và điều kiện của một ngân hàng cụ thể trước khi quyết định chọn ngân hàng để mở tài khoản. Nếu bạn còn đang có những băn khoăn trong quá trình du học Ba Lan của mình, liên hệ với VNPC để được hỗ trợ ngay ngày hôm nay bạn nhé!
>> Có thể bạn muốn biết:
Điều kiện du học nghề Úc
Du học Thụy Sĩ cần bao nhiêu tiền
Điều kiện xin học bổng du học Úc
Cách xin visa du học Úc
Du học Canada ngành gì