Ba Lan là điểm tới của rất nhiều du học sinh thời gian gần đây. Với những ưu điểm nổi trội về chi phí, thủ tục cũng như chương trình học, quốc gia Trung Âu này ngày càng được yêu thích và lựa chọn. Vậy xin visa du học Ba Lan có khó không? Và khi xin visa bạn cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây của VNPC sẽ giải đáp những thắc mắc này của các bạn về Visa du học Ba Lan.
1. Các loại Visa Ba Lan
Đối với Visa, ở Ba Lan hiện có 3 loại Visa như sau:
- LOẠI A: Visa quá cảnh sân bay trong khu vực Schengen, chỉ có giá trị cho khách du lịch đường hàng không và không được phép rời khu vực sân bay.
- LOẠI C: Visa ngắn hạn Schengen cho phép người giữ tạm trú trong khu vực Schengen đến 90 ngày trong giai đoạn 180 ngày.
- LOẠI D: Visa dài hạn được phát hành có giá trị lên đến 1 năm cho phép đi trong khu vực Schengen đến 90 ngày trong vòng 180 ngày. Visa này chỉ có thể kéo dài trong vài trường hợp đặc biệt. Nếu bạn muốn ở Poland lâu hơn, bạn phải làm giấy phép cư trú tạm thời (temporary residence permit).
Như vậy, nếu sinh viên có ý định du học tại quốc gia này, bạn cần có visa loại D và trong vài trường hợp nếu muốn cư trú lâu hơn bạn có thể làm thẻ cư trú tạm thời. Thủ tục xin visa du học Ba Lan cũng rất dễ dàng so với các quốc gia khác. Việc phỏng vấn xin visa Ba Lan cũng khá dễ dàng, các giấy tờ cần thiết cũng không mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Các chứng từ thông thường gồm có: mẫu đơn, hộ chiếu, hình ảnh sinh trắc học, bảo hiểm y tế, đảm bảo tài chính cho bản thân, giấy tờ xác nhận mục đích cư trú và các chứng từ có thể khác nhau đôi chút tùy vào các cơ quan lãnh sự.
2. Các giấy tờ cần chuẩn bị xin visa du học Ba Lan
Để du học Ba Lan, sinh viên cần
Đầu tiên, phải xin nhập học tại trường ở Ba Lan
Khi có dự định du học thì ắt hẳn các bạn đã lựa chọn cho mình ngôi trường phù hợp với bản thân rồi. Sau khi xác đinh được trường bạn định theo học thì gửi hồ sơ và các loại giấy tờ cần thiết để xin giấy nhập học. Sau khi trường nhận được hồ sơ của bạn nếu bạn đủ điều kiện thì trường sẽ gửi cho bạn giấy nhập học tạm thời yêu cầu đóng học phí. Sau khi xác nhận bạn hoàn thành học phí thì trường sẽ gửi cho bạn giấy nhập học chính thức.
Sau đó, sinh viên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai xin thị thực kèm theo 2 ảnh;
- Hộ chiếu ( với thời hạn còn giá trị ít nhất 90 ngày trước khi kết thúc hạn thị thực) và bản photo
- Bảo hiểm với giá trị bảo hiểm tối thiểu 30.000 EURO có thời hạn tối thiểu là 3 tháng kể từ ngày đầu tiên nhập cảnh đến Ba Lan, trong khi nộp hồ sơ xin thị thực không yêu cầu phải có bảo hiểm suốt khoảng thời gian học tập;
- Bằng tốt nghiệp THPT, Đai học
- Sơ yếu lý lịch (CV)
- Bản xác nhận đã nộp lệ phí cho năm học đầu tiên
- Chứng nhận trình độ tiếng Ba Lan hoặc tiếng Anh (nếu có).
- Văn bản xác nhận đủ nguồn lực tài chính để du học tại Ba Lan
- Giấy tờ xác nhận chỗ ở của đương đơn trong thời gian học tập tại Ba Lan.
Mọi giấy tờ được liệt kê ở trên cần nộp đầy đủ bản sao và bản chính ( dùng để đối chiếu ) đã được dịch thuật – công chứng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vòng phỏng vấn Visa Ba Lan
Sau khi đã hoàn thiện giấy tờ, hồ sơ của bạn sẽ được xét duyệt. Đặc biệt, bạn sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn. Đây là một bước không thể thiếu khi xin visa du học Ba Lan. Kết quả phỏng vấn vô cùng quan trọng. Vì thế, hãy có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho cuộc phỏng vấn.
Vậy sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên cho những bạn sắp đi phỏng vấn visa.
- Trang phục: các bạn hãy lựa chọn những bộ trang phục sáng màu, lịch sự, thoải mái làm cho các bạn cảm thấy tự tin khi giao tiếp và di chuyển.
- Ghi tên để bắt đầu nộp hồ sơ: Đại Sứ Quán sẽ bắt đầu ghi tên từ lúc 5h sáng, vậy các bạn nên có mặt sớm khoảng 4h55 cho chắc. Đồng chí cảnh vệ sẽ phụ trách ghi tên và thông báo số thứ tự, các bạn cứ đến gặp anh ấy và đưa CMTND để anh ghi vào sổ (các bạn không thể nhờ ai đi đăng ký giúp đâu nhé).
- Nộp hồ sơ: Bắt đầu lúc 8h theo số thứ tự ghi lúc sáng sớm. Mỗi người khoảng 20-25 phút. Có những người bổ sung hồ sơ từ những ngày trước, hoặc công dân Ba Lan có việc cần thì có thể cắt ngang. Nên nếu hơi xui có người cắt ngang thì các bạn sẽ bị trễ lại. Lúc nộp hồ sơ các bạn tập trung chỗ anh cảnh vệ. Đến ai anh ấy sẽ đọc tên và dẫn qua cổng vào phòng phỏng vấn. Vào phòng phỏng vấn các bạn sẽ thấy một cái gương và một cái ghế. Cứ yên vị ở ghế, xong xuôi sẽ thấy cái hộc tủ để giấy tờ. Các bạn để hết giấy tờ vào hộc tủ và đẩy vào trong cho nhân viên sứ quán. Họ sẽ hỏi tên tuổi gì đó, rồi trả lại những giấy tờ không cần thiết, đưa biên lai thu tiền và một mẩu giấy nhỏ hẹn giờ phỏng vấn buổi chiều. Thời gian bạn ở trong bao lâu phụ thuộc giấy tờ của bạn có đầy đủ và đúng không, nếu lộn xộn họ mất thời gian sắp xếp lại thì sẽ lâu.
- Phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn sẽ được hẹn cụ thể trên giấy hẹn. Lưu ý là nên đến đúng giờ. Vì nếu đến muộn sẽ không có ai chờ đợi. Đôi khi còn bị đánh trượt visa nữa đó.
Xem thêm: Xin visa du học anh mất bao lâu
3. Điều sinh viên cần chú ý khi xin Visa du học Ba Lan
Những lý do mà các hồ sơ xin visa Ba Lan bị từ chối từ trước đến nay được liệt kê dưới đây, bạn có thể dựa vào đó để chủ động tránh rủi ro cho mình:
- Thông tin khai không đúng hoặc không chung thực
- Bị kết tội của tòa án có hiệu lực.
- Không trình bày rõ ràng mục đích và điều kiện cho thời gian lưu trú tại Ba Lan.
- Thủ tục, giấy tờ không trung thực, che dấu thông tin quan trọng .
- Không có bảo hiểm hợp lệ tùy trường hợp .
- Trong thời gian 6 tháng đã lưu trú 3 tháng ở một trong các nước thuộc khối EU .
- Không chứng minh được có đủ phương tiện, điều kiện trang trải sinh hoạt phí và chi phí trở về nước xuất xứ hoặc quá cảnh sang một nước thứ ba khác.
- Khi lãnh sự từ chối thị thực đều có quyết định nêu lý do từ chối. Người nộp đơn có thể nộp đơn tiếp yêu cầu xem xét lại tại lãnh sự quán (nhưng không được quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền cao hơn).
- Các mốc thời gian trong hồ sơ không khớp nhau.
Xem thêm: Visa du học thụy sĩ