Bạn vừa trải qua một kỳ học căng thẳng hay bị bó buộc trong guồng quay công việc, học tập lặp đi lặp lại hàng ngày? Bạn cảm thấy mệt mỏi, muốn dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, khám phá mong muốn của bản thân? Gap Year là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Vậy Gap Year là gì, mang lại lợi ích và thử thách gì? Có những hoạt động phổ biến nào khi Gap Year? Cần chuẩn bị những gì để thời gian Gap Year suôn sẻ? Cùng Trung tâm Tư vấn du học VNPC tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây!
Gap Year là gì? Những hoạt động phổ biến khi Gap Year
Gap Year là thời gian "tạm nghỉ" khoảng 6 tháng đến 1 năm sau thời gian học tập hoặc làm việc nhằm mục đích nghỉ ngơi, trải nghiệm và khám phá bản thân. Gap Year thường được thực hiện trong thời gian chuyển cấp từ cấp 3 lên đại học, sau tốt nghiệp đại học hoặc giữa các lần nhảy việc.
Trong cuốn sách hướng dẫn The Gap- Year Advantage: Helping Your Child Benefit from Time Off Before or During College, 2 tác giả Karl Haigler và Rea Nelson đã chỉ ra rằng hai nguyên nhân hàng đầu khiến học sinh quyết định Gap Year là tình trạng mệt mỏi sau những cạnh tranh nơi học đường và khát khao muốn khám phá bản thân. Đa số những trải nghiệm trong thời gian Gap Year đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học và định hướng nghề nghiệp sau này.
Một số hoạt động phổ biến khi Gap Year được nhiều bạn trẻ lựa chọn phải kể đến như:
-
Thử sức với một công việc mới: Gap Year không phải nghỉ xả hơi 100% mà có thể thử sức một công việc ở lĩnh vực bản thân mơ ước từ lâu. Điều này giúp bạn kiếm thu nhập trang trải cuộc sống, đồng thời học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm cuộc sống.
-
Làm tình nguyện viên: Tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Úc,... tỷ lệ những người Gap Year đi làm tình nguyện rất cao. Hình thức này vừa giúp ích cộng đồng vừa có cơ hội đi đến những vùng đất mới để trải nghiệm điều mới mẻ.
-
Đi du lịch: Đi du lịch trong thời gian Gap Year được nhiều bạn trẻ lựa chọn để thư giãn, làm mới bản thân. Khoảng thời gian quý báu này mang đến nhiều trải nghiệm để làm phong phú kho tàng kiến thức và thay đổi góc nhìn cuộc sống.
-
Học tập: Thay vì vui chơi, nhiều bạn lại dành thời gian Gap Year để tham gia khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn, học thêm kiến thức trong lĩnh vực yêu thích,....
>> Xem thêm: Thủ tục xin visa du học Úc
Lợi ích và thách thức khi Gap Year
Mặc dù Gap Year hiện khá phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Để quyết định nên hay không nên Gap Year, bạn cần biết được lợi ích và thách thức Gap Year mang lại.
Lợi ích khi Gap Year
Thời gian Gap Year mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời tác động tích cực đến đời sống, có thể kể đến như:
-
Có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ sau những chuyến đi du lịch, tham gia tình nguyện hay thử sức công việc mới.
-
Thêm nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, trau dồi ngoại ngữ, thích nghi mọi hoàn cảnh,... giúp phát triển bản thân, đặc biệt là những bạn trẻ đi du lịch.
-
Tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích ở các lĩnh vực khác nhau.
-
Giúp các bạn trẻ bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới.
-
Bạn sẽ học được cách tiết kiệm, quản lý tiền bạc và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý.
-
Tạo ấn tượng khi đi xin việc, mở rộng cơ hội việc làm bởi đa số các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế từ các sự kiện, dự án cá nhân, công việc tình nguyện,....
-
Tạo cơ hội khám phá bản thân, giúp bạn hiểu rõ mình muốn làm gì để vạch rõ mục tiêu cuộc sống, sự nghiệp và lên kế hoạch thực hiện tối ưu.
Thách thức khi Gap Year
Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng Gap Year vẫn còn tồn tại một vài khó khăn, thách thức nhất định. Trong đó, có 3 thử thách dễ nhận thấy nhận mà bất kỳ ai lựa chọn Gap Year cũng có thể gặp phải:
-
Bạn sẽ phải đối mặt với áp lực "bị thụt lùi" so với bạn bè đồng trang lứa, sự soi xét của những người không hiểu hoặc có thể từ chính sự kỳ vọng của người thân.
-
Dành quá nhiều thời gian cho trải nghiệm thực tế có thể làm mất đi động lực quay lại trường học, nơi làm việc ảnh hưởng sự nghiệp tương lai.
-
Một vài đơn vị tuyển dụng không có thiện cảm với Gap Year bởi họ cho rằng bạn chọn Gap Year đồng nghĩa bỏ dở việc làm, việc học một lần thì có thể tiếp tục nhiều lần.
>> Xem thêm: Du học Úc nên chọn trường nào
5 Điều cần chuẩn bị kỹ trước khi Gap Year
Để khoảng thời gian Gap Year thuận lợi, ý nghĩa và không bị lãng phí, bạn cần chuẩn bị thật chỉn chu, kỹ lưỡng những điều dưới đây:
Xác định rõ lý do bạn muốn Gap Year
Bạn nên suy nghĩ thật kỹ lý do bản thân muốn Gap Year để đánh giá xem có thực sự đáng để bản thân dành ra 6 tháng đến 1 năm không. Nếu bạn bất ngờ Gap Year vì nguyên do không đáng và kết quả không như mong đợi thì sẽ khiến bạn mông lung về chính mình sau thời gian Gap Year. Điều này vừa tốn thời gian vừa ảnh hưởng đến định hướng tương lai.
Hỏi ý kiến, trao đổi với người bạn tin tưởng
Bạn nên trao đổi và hỏi ý kiến của bố mẹ, người thân trong gia đình về ý định Gap Year của mình. Điều này không chỉ để họ hiểu, tin tưởng và yên tâm mà còn lắng nghe lời khuyên, góp ý hữu ích của những người đi trước. Sự ủng hộ của gia đình chính là chỗ dựa vững chắc để bạn an tâm bước vào kỳ Gap Year của mình.
Lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng
Đa số người lựa chọn Gap Year khi đang gặp stress, mông lung và mất định hướng. Vì thế, bạn hãy lên một kế hoạch cụ thể để những tình trạng này không lặp lại trong thời gian Gap Year. Để vẽ ra một bản kế hoạch Gap Year, bạn hãy đặt câu hỏi sau:
-
Mục đích của lần Gap Year này là gì?
-
Trong lúc Gap Year bạn sẽ làm gì?
-
Thời gian Gap Year bao lâu?
-
Gap Year xong bạn sẽ làm gì?
Trả lời được những câu hỏi trên, bạn có thể lập kế hoạch tiết cho từng phần việc cụ thể để kỳ Gap Year diễn ra suôn sẻ nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lường trước những rủi ro có thể xảy ra và cần có những phương án, kế hoạch dự trù hợp lý. Do đó, hãy chuẩn bị ít nhất 2 kế hoạch dự phòng để dễ dàng thay đổi khi cần.
Chuẩn bị tài chính, tạo ngân sách dự phòng
Tài chính là vấn đề khiến nhiều người đắn đo nhất khi có ý định Gap Year bởi đây là khoảng thời gian trống để làm những gì mình muốn, có thể không kiếm được tiền. Vậy nên, bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng mình sẽ không "chết đói" khi Gap Year và không bị gánh nặng tài chính biến thời gian nghỉ ngơi lý tưởng trở nên stress hơn.
Dựa vào bản kế hoạch, bạn có thể dự trù trước ngân sách tổng và thêm khoản dự phòng. Bạn cần xem xét phương án cụ thể, tối ưu nhất để tiết kiệm tiền hoặc kết hợp nghỉ ngơi với làm việc nhẹ nhàng, thư thái đầu óc kiếm thu nhập.
Chuẩn bị giấy tờ, đồ dùng cá nhân
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quan trọng và hành lý đồ dùng cá nhân cần thiết để không phải lo lắng hay gặp khó khăn trong thời gian Gap Year của mình. Chẳng hạn, đi nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ gì, đi làm, đi học cần những gì, đi du lịch cần những gì,,.... Hành lý cần mang theo những vật dụng thiết yếu như giấy tờ tùy thân, đồ dùng vệ sinh cá nhân, quần áo, sách, đồ chơi giải trí,.....
Các chương trình Gap Year lý tưởng dành cho bạn
Thay vì tự đi du lịch, tự tìm kiếm công việc, hiện có rất nhiều chương trình Gap Year đặc sắc dành cho những người đang mong muốn trải nghiệm, làm mới bản thân. Một số chương trình Gap Year mà không tốn quá nhiều chi phí gồm:
Working Holiday tại Úc và New Zealand
Working Holiday tại Úc và New Zealand là du lịch kết hợp làm việc tại nước ngoài. Tham gia chương trình này, bạn sẽ được đến thăm một đất nước mới trong thời gian dài hơn so với đi du lịch bình thường. Tuy nhiên, để tham gia Working Holiday, bạn phải có khả năng đảm nhận công việc ngắn hạn để hỗ trợ chuyến đi của mình.
Đi làm ở một vài nước châu Á
Các nước khu vực châu Á như Thái Lan, Malaysia, Philippines,... có xu hướng tuyển thực tập sinh đến từ Việt Nam để hỗ trợ, giúp đỡ khách du lịch người Việt. Đây là cơ hội dành cho những bạn muốn trải nghiệm môi trường làm việc mới trong thời gian Gap Year.
Các công ty Philippines tuyển nhiều vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng còn Thái Lan cần phần lớn thực tập sinh mảng du lịch vì khách du lịch Việt Nam qua Thái khá nhiều. Đặc biệt, chi phí di chuyển và sinh sống tại các nước châu Á "dễ thở" hơn so với những quốc gia châu Âu.
Gap Year ở Việt Nam
Đa số các bạn trẻ lựa chọn Gap Year ở Việt Nam đều tìm đến các trang trại, khu nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, Mộc Châu,... để nghỉ ngơi hoặc làm tình nguyện viên. Mặc dù công việc tại các nông trại có phần vất vả, mệt mỏi nhưng không gian sống yên bình, trong lành và gần gũi với thiên nhiên rất thích hợp để chữa lành.
Đi tình nguyện WWOOF
WWOOF viết tắt của World Wide Opportunities on Organic Farms, liên kết các trang trại hữu cơ ở hơn 100 quốc gia với nhau, kết nối tình nguyện viên ở mọi nơi trên thế giới để chia sẻ cách sống và giao lưu văn hóa. Đến với WWOOF, bạn sẽ được làm tất cả các công việc của người nông dân, từ làm vườn, gieo hạt, chăm sóc cây, thu hoạch đến cho gia súc ăn, vắt sữa, sản xuất và đóng gói nông sản,....
Đi giao lưu quốc tế ở châu Âu
Bạn có thể dành thời gian kỳ Gap Year để giao lưu văn hóa quốc tế tại một quốc gia ở châu Âu. Tham gia chương trình này, bạn được sống cùng gia đình người bản xứ trong khoảng 1 năm để khám phá đất nước mới, học ngôn ngữ mới,.... Ngoài ra, bạn có thể nhận được trợ cấp phí sinh hoạt, tiền xe bus, bảo hiểm,... nếu dành thời gian vui chơi và chăm sóc trẻ em trong gia đình bạn ở.
Tổng kết
Trong bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề Gap Year. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc hiểu rõ hơn về Gap Year là gì cùng những lợi ích, thách thức nó mang lại. Từ đó, đưa ra lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh thực tế, điểm yếu, điểm mạnh và định hướng tương lai của mình. Nếu còn điều gì băn khoăn, liên hệ ngay với Trung tâm Tư vấn du học VNPC để nhận tư vấn, giải đáp nhanh nhất nhé! Đừng quên thường xuyên theo dõi website chính thức của Tư vấn du học VNPC mỗi ngày để đón đọc những tin tức du học mới và chính xác.
>> Có thể bạn muốn biết:
Điều kiện du học nghề Úc
Du học Thụy Sĩ cần bao nhiêu tiền
Điều kiện xin học bổng du học Úc
Cách xin visa du học Úc
Du học Canada ngành gì