Đất nước Singapore là một quốc gia nhỏ bé nằm ở khu vực Đông Nam Á, đây cũng là minh chứng sống động cho câu "Great things are done by a series of small things brought together" (tạm dịch: Những điều lớn lao được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt). Vậy thực tế đất nước vị trí địa lý của Singapore như thế nào? Nó mang lại lợi ích gì cho sự phát triển của quốc gia này? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trung tâm Tư vấn du học VNPC để không bỏ lỡ thông tin giá trị giải đáp các thắc mắc trên nhé! 

Thông tin chung về đất nước Singapore

Singapore là một quốc đảo nằm ở Đông Nam Á, nổi tiếng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng hiện đại và văn hóa đa dạng. Dưới đây là một số thông tin chung về đất nước Singapore:

  • Tên nước: Singapore ( Cộng hòa Singapore – Republic of Singapore )

  • Thủ đô: Thành phố Singapore

  • Diện tích: Khoảng 734,3 km².

  • Dân số: Khoảng 5,7 triệu người

  • Tiền tệ: Đô la Singapore ( SGD )

  • Quốc khánh: 9 tháng 8 năm 1965

  • Múi giờ: (UTC+8)

  • Mã số điện thoại: +65

  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Hoa, Tiếng Malay và Tiếng Tamil. 

  • Tôn giáo :  Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất tại Singapore, với 33,2%

Đất nước Singapore là một trong những quốc gia phát triển nhất ở Châu Á, có nền kinh tế thị trường tự do và được coi là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Singapore là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới, đứng ở vị trí thứ 7 toàn cầu, với các ngành công nghiệp chủ lực như tài chính, chế biến, công nghệ thông tin và du lịch.

Tại Singapore, có bốn ngôn ngữ chính đang được sử dụng: tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil. Điều đặc biệt là người dân nơi đây thường nói từ hai thứ tiếng trở lên, phổ biến nhất là tiếng Anh và tiếng Hoa. Trong số này, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quan trọng nhất và gần như là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nó được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và trong giao thương với các quốc gia khác.

Tổng quan vị trí địa lý Singapore 

Đất nước Singapore có diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 730km2. Đây cũng là lý do Singapore được biết đến như dấu chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Vị trí địa lý Singapore nằm cách đường xích đạo khoảng 136,8km về phía Bắc, giữa vĩ độ 103038' và 104006' vĩ độ Đông. 

Quốc gia này được bao bọc bởi eo biển Malacca và vùng biển Nam Trung Quốc, được tổ hợp nên bởi hơn 60 đảo lớn nhỏ, trong đó Singapore là hòn đảo lớn nhất, chiếm 9/10 tổng diện tích toàn quốc. Địa thể nơi đây phẳng đều, các eo biển giữa những hòn đảo chính là khu vực neo đậu thuận tiện của các tàu thuyền. 

Singapore nằm ở giao nhau của con đường huyết mạch vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Đảo quốc sư tử còn nối liền Malaysia với 2 cây cầu vượt cùng những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Riau của Indonesia (chỉ cách một chuyến tàu tốc hành). Khoảng cách từ Singapore đến Philippines cũng chỉ bằng một chuyến bay ngắn. 

Về khí hậu, với vị trí địa lý như trên cùng tác động của vùng duyên hải nên khí hậu đầy đủ đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ở quốc gia này hầu như chỉ duy trì ở mức 24- 32 độ C, độ ẩm rơi vào khoảng 85%. Cụ thể, tháng 12 mưa liên tục, tháng 2 nắng suốt cả tháng, còn tháng 7 và tháng 8 nóng nhất với nhiệt độ đạt mức tối đa.  

Đặc điểm địa lý của Singapore qua các đảo lớn 

Để hiểu rõ hơn về vị trí địa lý của Singapore, cùng VNPC tìm hiểu chi tiết về đặc điểm địa lý của quốc gia này thông qua các hòn đảo lớn nhé: 

Đảo Pulau Tekong 

Đảo Pulau Tekong là hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Đông Bắc của Singapore, xét về mặt vị trí địa lý của Singapore, đảo này nằm gần Johor của Malaysia hơn so với đảo chính Singapore. Hòn đảo này có diện tích hơn 24km2, lớn thứ 2 trong số các đảo xa bờ của đảo quốc sư tử. Điểm nổi bật của đảo Pulau Tekong chính là những bãi biển đẹp, cát mịn óng ánh trải dài kết hợp cùng bầu trời xanh mây trắng tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc. 

Ngoài ra, đảo này còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, là nơi cư trú của nhiều loại động vật hoang dã. Hệ thực vật tại đây được bảo vệ và phát triển vô cùng mạnh mẽ, điển hình phải kể đến khu khu vực rừng ngập mặn, khiến khách du lịch rất thích thú và hào hứng khi đặt chân tới. 

Đảo Jurong 

Đảo Jurong có diện tích khoảng 32km2, là hòn đảo nhân tạo nằm ở phía tây nam của Singapore và được hợp nhất bởi 7 hòn đảo ngoài khơi gồm Ayer Chawan, Ayer Merbau, Pesek, Merlimau, Pesek Kechil, Sakra, Seraya, Mesemut Laut, Meskol, Anak và Mesemut Darat. Hòn đảo này quy tụ tới 92 trụ sở của các tập đoàn dầu mỏ, hóa chất nổi tiếng thế giới và được biết đến với cái tên "thủ đô hóa dầu" của châu Á. 

Vẻ hấp dẫn của đảo Jurong chính là những tiếng sóng dập dìu chân thực, gần gũi, ôm lấy bờ cát trắng tinh quanh đảo nhưng luôn vang vọng xa xăm đầu huyền bí khiến du khách hiếu kỳ. Với nhiều khách du lịch, hòn đảo này không phải điểm thăm quan đặc sắc nhưng lại mang đến những khoảnh khắc miên man về một góc độ khác trong sự phát triển kinh tế, du lịch mạnh mẽ của "dấu chấm bé nhỏ".

>> Xem thêm: Du học Thuỵ Sĩ hết bao nhiêu tiền

Đảo Sentosa 

Trước khi được biết đến với cái tên đảo Sentosa, hòn đảo này nằm ở ngoài khơi bờ biển phía nam của Singapore và là pháo đài quân sự của Vương quốc Anh. Xuyên suốt chiều dài lịch sử ấn tượng của mình, Sentosa dần chuyển mình thành khu nghỉ mát có diện tích 5km2, cách bờ biển phía nam của lục địa Singapore 0.5km, được yêu thích với nhiều bãi biển nhiệt đới cùng khách sạn sang trọng và các điểm đến tham quan hấp dẫn.

Khoảng 70% hòn đảo này bao phủ rừng trồng, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như khỉ, công, vẹt, tắc kè,.... Một phần đáng kể của đảo được tạo ra từ lấn biến, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động vui chơi cảm giác mạnh tại Universal Studio Singapore và những chuyến du hành tìm hiểu sâu sắc về thiên nhiên, văn hóa, cuộc sống,.....

Đảo Pulau Ubin 

Đảo Pulau Ubin diện tích khoảng 10.19km2, là một đảo nhỏ ở vùng biển Đông Bắc của Singapore về phía tây của đảo Pulau Tekong. Điểm đặc biển của hòn đảo này chính là đến hiện tại vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ vốn có với những ngôi nhà lợp ngói nằm giữa vùng đồi rừng. 

Người dân đảo sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, đánh bắt và tận dụng ưu ái có sẵn của thiên nhiên hoang dã. Khách du lịch đến hòn đảo này nhất định phải thử đi bộ trên con đường xuyên rừng ngập mặn, tự mình khám phá khu đầm lầy Chek Jawa.

Ưu nhược điểm của vị trí địa lý Singapore 

Sau khi tìm hiểu về vị trí địa lý của Singapore, chắc hẳn bạn đọc có thể thấy được phần nào thuận lợi và hạn chế của nó: 

Ưu điểm 

Ưu điểm nổi bật khi nhắc đến vị trí địa lý của Singapore chính là vị trí chiến lược trong sự phát triển giao thương đường biển của thế giới. Chính vì thế, hải cảng quan trọng bậc nhất của châu Á nói riêng và thế giới nói chung đặt tại đảo quốc sư tử. 

Bên cạnh đó, địa hình Singapore chủ yếu là các hòn đảo với nhiều bãi biển đẹp cùng sự ấm áp của nhiệt đới vì gần xích đạo nên rất có tiềm năng phát triển du lịch. Hơn nữa, nhiều biển cũng tạo điều kiện thích hợp để nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. 

Nhược điểm 

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng vị trí địa lý của Singapore vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như: 

  • Diện tích nhỏ, đất đai khan hiếm là vấn đề nan giải mà người Singapore luôn phải đối diện, khó có thể vừa phát triển các khu du lịch sinh thái, phát triển công nghiệp vừa đảm bảo chỗ ở cho người dân. 

  • Nằm tách biệt với đất liền, không có hệ thống sông ngòi nên nguồn nước sinh hoạt của người dân còn thiếu, phải nhập khẩu nước ngọt từ Malaysia.

  • Nhiều tài nguồn phải nhập khẩu về rồi gia công thành các sản phẩm cao cấp. 

>> Xem thêm: Du học Singapore ngành thiết kế đồ họa

đất nước Singapore

Lịch sử đất nước Singapore

Lịch sử hình thành đất nước Singapore là một câu chuyện dài và đa dạng, phản ánh sự chuyển mình của một hòn đảo từ một điểm dừng chân thương mại đến một quốc gia hiện đại. Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của Singapore:

Lịch sửa ban đầu

Trước khi trở thành Singapore, hòn đảo này được gọi là Temasek, là một điểm dừng chân thương mại quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Temasek có sự giao thương sôi động với các quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Thời kỳ thuộc địa

Sir Stamford Raffles, một quan chức thuộc địa của Anh, đã đặt chân đến Singapore vào năm 1819 và nhận thấy tiềm năng thương mại của hòn đảo. Ông đã thiết lập Singapore thành một cảng tự do, thu hút nhiều thương nhân từ khắp nơi.

Năm 1826, Singapore, cùng với Malacca và Penang, được hợp nhất thành Các khu định cư Eo biển của Anh, được quản lý như một thực thể duy nhất. Dưới sự quản lý của người Anh, cơ sở hạ tầng của Singapore được cải thiện đáng kể, với việc xây dựng các con đường, cầu cảng và nhà cửa. Họ cũng giới thiệu các hệ thống pháp lý và hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đặc biệt, chính quyền thực dân Anh đã thúc đẩy thương mại và thu hút người nhập cư từ nhiều nơi ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Mã Lai, góp phần làm phong phú thêm văn hóa và xã hội của Singapore.

Chiến tranh thế giới thứ 2

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Singapore bị Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1945, gây ra nhiều khó khăn và đau khổ cho người dân. 

Sự thất thủ của Singapore vào tay người Nhật không chỉ là một sự kiện quân sự mà còn là một bước ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình của quốc gia từ một thuộc địa của Anh sang một trong những nền tảng cho quá trình giành độc lập trong tương lai.

Độc lập và hình thành singapore

Năm 1963, Singapore gia nhập Liên bang Malaya cùng với Malaysia, Sarawak và Sabah. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Singapore và chính quyền trung ương Malaysia trở nên căng thẳng.

Ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore tuyên bố độc lập khỏi Malaysia, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của quốc đảo này. Sau khi rời khỏi liên bang, Singapore phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, diện tích đất đai hạn chế và những căng thẳng xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của (cố) Thủ tướng Lý Quang Diệu, Singapore đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng một quốc gia mạnh mẽ. Ông đã tập trung vào việc phát triển kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, và cải thiện cơ sở hạ tầng. Chính phủ của ông cũng đã đặt ra các biện pháp nhằm ổn định xã hội và tạo ra hòa hợp chủng tộc giữa các nhóm dân cư đa dạng trong nước.

Các chính sách này đã giúp nước Singapore phát triển mạnh mẽ, từ một quốc gia nghèo nàn trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Ngày nay, Singapore được biết đến như một trung tâm tài chính quốc tế, có hệ thống giáo dục hàng đầu và chất lượng sống cao. Sự chuyển mình này không chỉ là một thành công kinh tế mà còn là minh chứng cho khả năng lãnh đạo và tầm nhìn xa của Lý Quang Diệu và chính phủ của ông.

đất nước Singapore

Ý nghĩa tên gọi của đất nước Singapore

Tên gọi "Singapore" có nguồn gốc từ tiếng Malay, kết hợp hai từ: "Singapura", trong đó "Singa" có nghĩa là sư tử và "pura" có nghĩa là thành phố. Do đó, tên gọi Singapore có thể được dịch là "Thành phố Sư Tử".

Theo truyền thuyết, khi một người Malay tên là Sang Nila Utama đặt chân đến hòn đảo này vào thế kỷ 13, ông đã nhìn thấy một con vật mà ông tin là một con sư tử. Mặc dù thực tế không có sư tử sống ở Singapore, câu chuyện này đã trở thành biểu tượng cho sự mạnh mẽ và can đảm của người dân nơi đây.

Tên gọi Singapore đã trở thành biểu tượng cho thành phố hiện đại, đa văn hóa và thịnh vượng. Hình ảnh con sư tử cũng được sử dụng trong biểu tượng quốc gia và các biểu trưng khác của đất nước, như Merlion – một sinh vật có đầu sư tử và thân cá, tượng trưng cho sự kết hợp giữa văn hóa địa phương và sự phát triển kinh tế.

Ý nghĩa quốc kỳ của đất nước Singapore

Quốc kỳ của Singapore được thiết kế với hai màu chủ đạo: đỏ và trắng, cùng với hình ảnh một hình vuông trắng có một ngôi sao năm cánh và một hình trăng lưỡi liềm. Thiết kế của lá cờ mang ý nghĩa biểu tượng:

  • Đỏ: Đại diện cho tinh thần quốc gia, sự dũng cảm, lòng nhiệt huyết và tình yêu đất nước. Màu đỏ cũng thể hiện ý chí và quyết tâm của người dân Singapore trong việc xây dựng một quốc gia độc lập và thịnh vượng.

  • Trắng: Biểu trưng cho sự thuần khiết, hòa bình và tinh thần hòa hợp giữa các dân tộc. Màu trắng cũng thể hiện sự công bằng và tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng văn hóa trong xã hội đa dạng của Singapore.

  • Hình trăng lưỡi liềm tượng trưng cho sự phát triển và tiến bộ, cũng như hy vọng vào tương lai. Nó cũng thể hiện tôn trọng đối với tôn giáo và các giá trị văn hóa khác nhau trong xã hội Singapore.

  • Ngôi sao năm cánh tượng trưng cho năm giá trị cốt lõi của quốc gia: hòa bình, công bằng, tiến bộ, dân chủ và phúc lợi xã hội. Những giá trị này được coi là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước Singapore.

Quốc kỳ có dạng hình chữ nhật, với phần đỏ nằm ở phía trên và trắng ở phía dưới, thể hiện sự cân bằng giữa tình yêu đất nước và sự hòa bình.

đất nước Singapore

Kinh tế đất nước Singapore

Nước Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Vì vậy, Singapore theo đuổi mô hình kinh tế thị trường tự do, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi.

Singapore nổi bật với cơ sở hạ tầng hiện đại và nhiều ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và thế giới, bao gồm cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, cũng như chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. 

 Nền kinh tế của Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ, chiếm khoảng 40% thu nhập quốc dân. Đất nước này cũng được xem là tiên phong trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Singapore thường xuyên đứng đầu trong các chỉ số toàn cầu về cạnh tranh kinh tế, môi trường kinh doanh, và chỉ số phát triển con người (HDI). Tính đến năm 2023, GDP của Singapore ước tính đạt khoảng 520 tỷ USD, với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 90.000 USD.

Thời tiết và khí hậu đất nước Singapore

Đất nước Singapore có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm là ấm áp và ẩm ướt quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Singapore dao động từ 25°C đến 31°C. Thời tiết thường ấm áp và ít thay đổi trong suốt cả năm, với nhiệt độ hiếm khi xuống dưới 20°C.

Độ ẩm ở Singapore rất cao, thường dao động từ 70% đến 90%. Độ ẩm này có thể khiến cho cảm giác thời tiết trở nên oi bức, đặc biệt vào những ngày có nhiều nắng.

Khí hậu nhiệt đới của Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và du lịch, nhưng cũng đồng thời đem lại những thách thức về quản lý nước mưa và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

đất nước Singapore

Văn hóa và con người đất nước Singapore

Singapore là một quốc gia đa văn hóa và đa sắc tộc, với sự kết hợp của các dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau. Văn hóa và con người Singapore được hình thành từ sự giao thoa của nhiều nền văn minh, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai và phương Tây. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật về văn hóa và con người Singapore:

Sự đa dạng sắc tộc

Singapore là một xã hội đa sắc tộc, với bốn nhóm dân tộc chính:

  • Người Hoa: Chiếm khoảng 75% dân số, người Hoa đóng vai trò chủ đạo trong nhiều lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

  • Người Mã Lai: Là nhóm dân tộc bản địa, người Mã Lai chiếm khoảng 15% dân số và giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo.

  • Người Ấn: Chiếm khoảng 7% dân số, người Ấn góp phần làm phong phú thêm văn hóa Singapore với các lễ hội Hindu và truyền thống phong phú.

  • Người Âu-Á và các dân tộc khác: Nhóm dân này tuy nhỏ nhưng vẫn đóng góp vào sự đa dạng văn hóa và xã hội.

Ngôn ngữ

Singapore có bốn ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh, Tiếng Hoa, Tiếng Mã Lai và Tiếng Tamil.

Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, giáo dục và là ngôn ngữ hành chính. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia, chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ và quốc ca.

Tôn giáo

Singapore là một quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo, với sự tồn tại và phát triển của nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo lớn bao gồm Phật giáo, Đạo Hồi, Ấn Độ giáo, Đạo Thiên Chúa và Đạo Sikh. Sự đa dạng này phản ánh tính bao dung và hòa hợp giữa các tôn giáo, điều này được coi là cốt lõi cho sự ổn định xã hội.

đất nước Singapore

Phong tục và lễ hội

Singapore là nơi diễn ra nhiều lễ hội của các tôn giáo và cộng đồng khác nhau:

Tết Nguyên Đán (Chinese New Year)

  • Thời gian: Tháng 1 hoặc tháng 2 (theo lịch âm).

Đây là lễ hội quan trọng nhất của cộng đồng người Hoa tại Singapore. Các hoạt động chính bao gồm trang trí nhà cửa với màu đỏ, lễ cúng tổ tiên, phát bao lì xì, tổ chức các buổi diễu hành và trình diễn múa lân. Khu phố người Hoa (Chinatown) trở nên sôi động với các sự kiện, hội chợ và ánh đèn lung linh.

 Hari Raya Puasa (Eid al-Fitr)

  • Thời gian: Sau tháng Ramadan (tháng 9 theo lịch Hồi giáo).

Hari Raya Puasa là ngày lễ lớn của người Mã Lai theo đạo Hồi, đánh dấu kết thúc tháng chay Ramadan. Đây là dịp để các gia đình Hồi giáo tụ họp, cầu nguyện và thăm viếng người thân. Các khu vực như Kampong Glam và Geylang Serai được trang trí rực rỡ và tổ chức các hội chợ, thu hút du khách đến tham quan.

Hari Raya Haji (Eid al-Adha)

  • Thời gian: Tháng 12 theo lịch Hồi giáo.

Hari Raya Haji c òn gọi là lễ hiến sinh, là dịp để người Hồi giáo tưởng nhớ sự hy sinh của nhà tiên tri Ibrahim. Vào ngày này, cộng đồng Hồi giáo thường tổ chức lễ cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ hiến tế, đồng thời chia sẻ thịt với những người nghèo.

Lễ hội Deepavali (Diwali)

  • Thời gian: Tháng 10 hoặc tháng 11 (theo lịch Hindu).

Lễ hội Deepavali là lễ hội ánh sáng của người Ấn Độ theo đạo Hindu, Deepavali đánh dấu chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối và của điều thiện trước điều ác. Trong suốt dịp lễ này, khu vực Little India trở nên rực rỡ với những dãy đèn trang trí lộng lẫy, và người dân tổ chức các hoạt động cầu nguyện, thăm hỏi người thân và mua sắm.

Lễ Giáng Sinh (Christmas)

  • Thời gian: Ngày 25 tháng 12.

Mặc dù chỉ có một bộ phận nhỏ người Singapore theo đạo Thiên Chúa, nhưng Giáng Sinh lại là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm. Phố Orchard trở thành trung tâm của các hoạt động Giáng Sinh, với ánh đèn trang trí rực rỡ và các chương trình mua sắm giảm giá. Nhiều sự kiện văn hóa và buổi hòa nhạc cũng được tổ chức khắp thành phố.

Lễ hội Vesak (Phật Đản)

  • Thời gian: Tháng 4 hoặc tháng 5 (theo lịch Phật giáo).

Vesak là lễ hội lớn của cộng đồng Phật giáo, kỷ niệm ngày sinh, giác ngộ và nhập niết bàn của Đức Phật. Các ngôi chùa trên khắp Singapore sẽ tổ chức các nghi lễ cúng dường và tụng kinh, cũng như các hoạt động từ thiện như hiến máu và phóng sinh chim cá.

Ngày Quốc khánh Singapore (National Day)

  • Thời gian: Ngày 9 tháng 8.

Ngày Quốc khánh Singapore kỷ niệm ngày nước này tuyên bố độc lập khỏi Malaysia vào năm 1965. Vào dịp này, thành phố tổ chức lễ diễu hành quốc gia hoành tráng, cùng với các màn trình diễn nghệ thuật và pháo hoa rực rỡ. Lễ kỷ niệm thường được tổ chức tại sân vận động quốc gia hoặc các địa điểm lớn.

Lễ hội Thaipusam

  • Thời gian: Tháng 1 hoặc tháng 2 (theo lịch Hindu).

Thaipusam là lễ hội Hindu quan trọng, kỷ niệm chiến thắng của thần Murugan. Các tín đồ sẽ thực hiện các nghi thức rước kiệu, đôi khi có những hành động tự trừng phạt bản thân như xuyên kim qua cơ thể để bày tỏ lòng thành kính. Lễ hội diễn ra từ đền Sri Srinivasa Perumal tới đền Sri Thendayuthapani.

Lễ hội Trung Thu (Mid-Autumn Festival)

  • Thời gian: Tháng 9 (theo lịch âm).

Lễ hội Trung Thu là dịp để cộng đồng người Hoa kỷ niệm sự đoàn tụ gia đình và tạ ơn cho mùa màng bội thu. Người dân Singapore thường tổ chức các hoạt động như rước đèn, ăn bánh trung thu, và tham gia các buổi diễn văn nghệ. Khu vực Chinatown là nơi sôi động nhất với các chương trình biểu diễn và trưng bày đèn lồng.

Lễ hội Pongal

  • Thời gian: Tháng 1.

Pongal là lễ hội thu hoạch của người Ấn Độ theo đạo Hindu, kéo dài trong 4 ngày. Các gia đình tổ chức lễ cúng thần mặt trời và cảm ơn mùa màng bội thu. Khu Little India tổ chức nhiều hoạt động thú vị như hội chợ và biểu diễn văn nghệ.

Lễ hội Hungry Ghost (Tháng Cô Hồn)

  • Thời gian: Tháng 7 (theo lịch âm).

Đây là lễ hội của người Hoa, tin rằng trong tháng này, các linh hồn được thả về dương gian. Người dân sẽ cúng tế, đốt vàng mã và tổ chức các buổi biểu diễn đường phố để cầu mong sự an lành cho gia đình.

Lễ hội Good Friday

  • Thời gian: Thứ sáu trước Lễ Phục sinh.

Đây là ngày lễ quan trọng đối với cộng đồng Thiên Chúa giáo, tưởng nhớ ngày Chúa Giê-su chịu đóng đinh. Các nhà thờ tại Singapore tổ chức lễ cầu nguyện và các nghi thức tôn giáo đặc biệt.

Singapore là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, do đó các lễ hội tại đây rất phong phú và đa dạng. Mỗi dịp lễ không chỉ là cơ hội để người dân tôn vinh truyền thống và tín ngưỡng của mình, mà còn là dịp để chia sẻ văn hóa với cộng đồng rộng lớn, góp phần tạo nên sự gắn kết và hòa hợp trong xã hội đa sắc tộc của Singapore.

đất nước Singapore

Hệ thống giáo dục của đất nước Singapore

Hệ thống giáo dục của Singapore được biết đến là một trong những hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới, với trọng tâm là phát triển toàn diện học sinh và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ Singapore đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, xem đây là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

Dưới đây là các đặc điểm chính của hệ thống giáo dục Singapore:

  • Giáo dục tiểu học (Primary Education): Học sinh bắt đầu đi học từ 6 tuổi, với thời gian học là 6 năm (4 năm cơ bản và 2 năm định hướng). Chương trình học bao gồm các môn học chính như Tiếng Anh, Toán, Khoa học, và các môn học đạo đức và kỹ năng sống. Sau khi hoàn thành giáo dục tiểu học, học sinh sẽ thi PSLE (Primary School Leaving Examination) để xác định trường trung học phù hợp.

  • Giáo dục trung học (Secondary Education): Giáo dục trung học kéo dài 4-5 năm, chia thành ba lộ trình chính: Express, Normal (Academic) và Normal (Technical). Học sinh học theo lộ trình tùy theo kết quả thi PSLE. Kết thúc trung học, học sinh sẽ thi GCE O-Level hoặc GCE N-Level (cho lộ trình kỹ thuật), từ đó quyết định học lên cao đẳng, dự bị đại học hoặc các chương trình dạy nghề.

  • Giáo dục sau trung học (Post-Secondary Education): Junior Colleges (2 năm) dành cho học sinh chuẩn bị thi GCE A-Level để vào đại học. Polytechnics cung cấp các khóa học 3 năm, đào tạo nghề chuyên sâu cho các ngành kỹ thuật, kinh doanh và công nghệ. ITE (Institute of Technical Education) Chuyên về giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật, thường kéo dài 2-3 năm.

  • Giáo dục đại học (Tertiary Education): Singapore có nhiều trường đại học danh tiếng, bao gồm Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) và Đại học Quản lý Singapore (SMU). Ngoài ra còn có các trường đại học tư và các chương trình liên kết quốc tế với các trường đại học nước ngoài.

Du học Singapore cùng Tư vấn du học VNPC 

Với lợi ích và đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý của Singapore, quốc gia này dần trở thành điểm đến học tập lý tưởng của nhiều học sinh, sinh viên quốc tế. Nếu bạn còn gặp khúc mắc trong việc định hướng trường học, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ thì liên hệ ngay với Trung tâm Tư vấn du học VNPC để nhận hỗ trợ tư vấn nhé. 

Đến với Tư vấn du học VNPC, bạn sẽ được trải qua nhiều dịch vụ hữu ích như: 

  • Cung cấp tài liệu, tư vấn chọn trường, ngành, lên kế hoạch học tập, định hướng ngành nghề tương lai phù hợp với sở thích, năng lực cá nhân. 

  • Kiểm tra trình độ tiếng Anh và hỗ trợ xây dựng kế hoạch học, luyện thi chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu đạt chuẩn đầu vào trường, ngành đăng ký. 

  • Hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ, thủ tục, làm hồ sơ xin visa du học “bách phát bách trúng”. 

  • Hỗ trợ và hướng dẫn xây dựng bài luận cá nhân, chuẩn bị giấy tờ, phỏng vấn xin học bổng giá trị cao. 

  • Hỗ trợ đặt vé máy bay, đặt xe đưa đón sân bay, tìm nhà ở, lập kế hoạch chi tiêu, mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn. 

  • Hỗ trợ xin gia hạn visa cho du học sinh, xin visa thăm thân, visa du lịch cho phụ huynh của sinh viên. 

Tổng kết 

Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về đất nước Singapore và vị trí địa lý của Singapore cũng như những ưu nhược điểm nó mang lại cho quốc đảo sư tử. Nếu bạn đang định hướng đi du học Singapore nhưng chưa biết cần chuẩn bị những gì, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Tư vấn du học VNPC để nhận hỗ trợ sớm biến giấc mơ du học thành hiện thực nhé!

>> Có thể bạn muốn biết:
Xin học bổng du học Canada cần những gì
Chi phí du học Úc vừa học vừa làm
Đi du học Úc cần bao nhiêu tiền
Đi du học Mỹ cần bao nhiêu tiền
Học bổng du học Singapore đại học