Nhiều năm gần đây, nhu cầu đi du học và định cư New Zealand ngày càng tăng cao bởi quốc gia này nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, cuộc sống yên bình cùng nhiều trợ cấp xã hội từ Chính phủ. Vậy có những loại visa định cư New Zealand nào? Điều kiện và thủ tục để định cư tại New Zealand gồm những gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trung tâm Tư vấn du học VNPC để có lời giải đáp chính xác nhất!
Định cư New Zealand dễ không? Điều kiện định cư New Zealand
Là một quốc gia có khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái đa dạng cùng chi phí sinh hoạt thấp hơn so với Úc, Anh, Mỹ,... New Zealand trở thành lựa chọn lý tưởng dành cho học sinh, sinh viên quốc tế và những gia đình đang tìm kiếm môi trường sống mới. Tuy nhiên, quá trình định cư tại New Zealand không hề đơn giản, bởi bạn sẽ phải trải qua giai đoạn nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị nhiều thủ tục, giấy tờ.
Điều kiện nhập cư New Zealand sẽ có sự thay đổi theo từng thời điểm để phù hợp hơn với tình hình đất nước. Hiện tại, nếu bạn đang có kế hoạch sinh sống lâu dài tại xứ sở Kiwi thì bắt buộc phải đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:
-
Dưới 35 tuổi, đã học tập, sinh sống và làm việc tại New Zealand tối thiểu 5 năm.
-
Giao tiếp tiếng Anh lưu loát.
-
Sức khỏe tốt, không bị mắc những bệnh có nguy cơ truyền nhiễm.
-
Lý lịch trong sạch, không có tiền án tiền sự, không vi phạm luật giao thông bị phạt 100 điểm trở lên và không bị lãnh án phạm tội ở bất kỳ quốc gia nào.
-
Có việc làm ổn định tại New Zealand.
Các diện định cư New Zealand
Hiện nay, định cư New Zealand được chia thành 4 loại cơ bản theo từng diện định cư. Cụ thể:
Định cư New Zealand diện du học
Với sinh viên quốc tế kết thúc khóa học bậc đại học hoặc cao đẳng, Chính phủ New Zealand sẽ cấp visa Post- study Working thời hạn 1-3 năm để ở lại tìm việc làm. Sau khi có công việc, du học sinh hãy nỗ lực để được doanh nghiệp bảo lãnh ở lại làm việc 1-2 năm. Trong thời gian này, tiến hành nộp đơn xin định cư New Zealand. Đủ các điều kiện, bạn sẽ được cấp visa thường trú nhân sau 3 năm sinh sống và làm việc tại đây.
Đối với chương trình sau đại học, du học sinh có thể xin 1 trong 2 loại thị thực gồm visa tạm trú và visa thường trú cho ngành nghề thiếu hụt lao động dài hạn tại xứ sở Kiwi. Trong đó, visa tạm trú cho phép bạn sống và làm việc tại New Zealand tối đa 30 tháng, đồng thời có quyền nộp đơn xin định cư. Còn visa thường trú, bạn được sinh sống và làm việc tại xứ sở Kiwi vô thời hạn. Người thân của bạn cũng có thể nộp đơn xin thường trú nếu:
-
IELTS 6.5 trở lên hoặc PTE tối thiểu 58 điểm.
-
Lương tối thiểu 45.000 NZD/năm.
-
Ở New Zealand trong thời gian nộp đơn xin visa thường trú.
-
Ít nhất 2 năm làm việc toàn thời gian và vẫn tiếp tục làm việc.
>> Xem thêm: Visa du học New Zealand
Định cư New Zealand diện tay nghề
Với diện định cư New Zealand theo tay nghề, Chính phủ sẽ đánh giá và xét duyệt visa dựa trên độ tuổi, trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Để xin visa định cư New Zealand diện tay nghề, bạn cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
-
Sức khỏe tốt, lý lịch trong sạch.
-
Đủ điểm yêu cầu, tính theo thang điểm định cư New Zealand.
-
IELTS 6.5 trở lên.
-
Người đi cùng trên 16 tuổi phải có IELTS tối thiểu 5.0 hoặc đóng tiền học tiếng Anh theo quy định.
Định cư New Zealand diện đầu tư
Công dân nước ngoài nộp hồ sơ xin định cư New Zealand diện đầu tư cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
-
Độ tuổi dưới 65, IELTs 3.0 hoặc từng sống tại đất nước nói tiếng Anh và đáp ứng sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm.
-
Có vốn đầu tư tối thiểu 3 triệu NZD cho 4 năm tại xứ đảo Kiwi
-
Ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có trên 5 nhân viên làm việc toàn thời gian hoặc doanh thu trên 1 triệu NZD/năm.
-
Có khoảng 1 triệu NZD để sống tại New Zealand.
-
Cam kết lưu trú tối thiểu 146 ngày/năm trong 3 năm cuối tại New Zealand.
Định cư New Zealand diện kinh doanh
Đây là loại visa nhập cảnh tạm thời dành cho những người có kinh nghiệm kinh doanh, thành lập công ty tại New Zealand và mang lại lợi ích như sự tăng trưởng, tiềm năng phát triển, xuất nhập khẩu,.... Để xin cấp visa diện này, đương đơn cần đáp ứng những điều kiện sau:
-
Là chủ doanh nghiệp hoặc quản lý cấp cao hay chủ hộ kinh doanh cá thể.
-
Điểm đánh giá dựa trên tiêu chí của Bộ Di Trú đất nước New Zealand tối thiểu 120.
-
Am hiểu và đã nghiên cứu môi trường buôn bán, kinh doanh tại xứ đảo Kiwi.
-
Tiếng Anh giao tiếp tốt, IELTS tối thiểu 4.0 hoặc PTE từ 29 điểm trở lên.
-
Cam kết số tiền đầu tư tối thiểu 100.000 NZD.
-
Sức khỏe tốt, không mắc bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ truyền nhiễm cao.
-
Chủ động tài chính để chi trả các khoản phí sinh hoạt trong thời gian visa EWV (3 năm đầu tiên).
>> Xem thêm: Chi phí du học New Zealand
Cách tính điểm định cư New Zealand
Thang điểm định cư New Zealand được Chính phủ quốc gia này đánh giá dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
Theo kỹ năng làm việc
Xét theo kỹ năng làm việc, đương đơn sẽ được cộng điểm tương ứng:
-
Làm việc có tay nghề tại New Zealand dưới 1 năm hoặc nhận lời mời làm việc có tay nghề cộng 50 điểm
-
Làm việc có tay nghề tại New Zealand từ 1 năm trở lên cộng 60 điểm
Theo công việc ở ngoài New Zealand
Nếu đang làm công việc có tay nghề ở nước khác ngoài New Zealand thì bạn sẽ nhận được số điểm tương ứng như sau:
-
Kinh nghiệm 2 năm: Cộng 10 điểm
-
Kinh nghiệm 6 năm: Cộng 20 điểm
-
Kinh nghiệm 8 năm: Cộng 25 điểm
-
Kinh nghiệm 10 năm: Cộng 30 điểm
Theo độ tuổi định cư
Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng để tính điểm định cư. Xét theo độ tuổi, bạn sẽ nhận được số điểm tương ứng như sau:
-
Từ 20-29: Cộng 30 điểm
-
Từ 30-39: Cộng 25 điểm
-
Từ 40-44: Cộng 10 điểm
-
Từ 50-55: Cộng 5 điểm
Theo bằng cấp
Cuối cùng là thang điểm định cư New Zealand theo bằng cấp và trình độ. Cụ thể:
-
Tốt nghiệp cao đẳng bậc 4-6: Cộng 40 điểm
-
Tốt nghiệp đại học bậc 7-8: Cộng 50 điểm
-
Tốt nghiệp Thạc sĩ, Tiến sĩ bậc 9-10: Cộng 60 điểm
>> Xem thêm: Du học New Zealand cần ielts bao nhiêu
Thủ tục xin visa định cư New Zealand
Yêu cầu về giấy tờ xin visa định cư New Zealand có sự khác nhau đối với từng diện. Tuy nhiên, về cơ bản, để xin visa định cư New Zealand, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
-
Giấy tờ xin visa: Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, giấy tờ liên quan đến tình trạng hôn nhân, hộ chiếu còn hiệu lực, đơn xin visa, ảnh hộ chiếu và một vài giấy tờ khác liên quan.
-
Giấy tờ người bảo lãnh đương đơn xin visa: Giấy khai sinh, giấy tờ chứng minh quyền nuôi dưỡng con cái (nếu chưa đủ 18 tuổi), xác nhận còn độc thân (nếu trên 18 tuổi), đơn cam kết của bố mẹ về việc cho con cái sang New Zealand định cư.
-
Giấy tờ khác: Giấy tờ chứng minh mối quan hệ bảo lãnh với đương đơn và các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của từng diện định cư.
Lưu ý: Nếu các giấy tờ trên nếu không sử dụng tiếng Anh thì phải kèm theo 1 bản dịch tiếng Anh có công chứng xác thực.
Quyền lợi khi định cư ở New Zealand
Định cư New Zealand, bạn và người thân sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như một công dân thực thụ. Trong đó phải kể đến:
-
Tự do đi lại và xuất nhập cảnh New Zealand, di chuyển tới nhiều nước trên thế giới mà không cần xin Visa
-
Được bảo lãnh người thân sang New Zealand khi đã sống đủ thời gian tại đây theo quy định
-
Hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe miễn phí cho cả gia đình
-
Miễn học phí nếu có con cái dưới 18 tuổi, được giảm học phí hoặc hưởng chính sách cho vay nếu con trên 18 tuổi
-
Nhập quốc tịch New Zealand khi đủ thời gian sống tại New Zealand, đồng thời vẫn được giữ quốc tịch gốc
-
Những gia đình có con dưới 18 tuổi thuộc diện thu nhập thấp sẽ được Chính phủ New Zealand hỗ trợ thuế, giảm gánh nặng tài chính trang trải cuộc sống hàng ngày.
-
Hưởng các phúc lợi xã hội khi về hưu.
-
Có cơ hội cạnh tranh làm việc tại các doanh nghiệp ở New Zealand, tuy nhiên một số công việc yêu cầu phải có visa định cư hoặc công dân New Zealand.
Tổng kết
Ước mơ được định cư New Zealand – được trở thành công dân toàn cầu là khát vọng của rất nhiều người. Mong rằng với những thông tin trong bài viết trên của Tư vấn du học VNPC giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện, thang điểm định cư New Zealand và thủ tục xin visa. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho hành trình định cư New Zealand hay du học các nước Úc, Anh, Mỹ, Canada,... đừng ngần ngại hãy liên hệ với VNPC để được tư vấn miễn phí bạn nhé!
Du học New Zealand nên học ngành gì
Du học Châu Âu
Du học Mỹ cần ielts bao nhiêu
Hồ sơ du học Canada
Xin học bổng du học Úc